Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thường xuyên thức dậy sớm, biểu hiện của bệnh gì?

Lan Anh (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nếu bạn dậy sớm quá nhiều lần hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ thì cần chú ý, vì nó có thể liên quan đến những bệnh lý dưới đây.

Trầm cảm

Một đặc điểm của chứng mất ngủ trầm cảm điển hình là thức dậy sớm. Thức dậy sớm hơn thường lệ ít nhất một giờ và thường sớm hơn bình thường từ hai giờ trở lên.

Ở một vùng nào đó của não, khi hàm lượng của một trong những chất dẫn truyền thần kinh là serotonin bị suy giảm, con người sẽ bị trầm cảm, serotonin cũng có tác động tương tự đến giấc ngủ, nếu hàm lượng đó không đủ thì thời gian ngủ sẽ bị rút gọn, biểu hiện là dậy sớm.

Thường xuyên thức dậy sớm, biểu hiện của bệnh gì? - Ảnh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến tim đập nhanh, tăng adrenaline và mất ngủ; tuyến giáp hoạt động kém làm tăng khả năng ngưng thở khi ngủ lên 35%.

Khí phổi không đủ

3-5 giờ sáng cũng là khoảng thời gian chức năng phổi hoạt động mạnh nhất, nhưng nếu thường xuyên tỉnh táo vào thời điểm này, như vậy cũng chứng tỏ là do phổi bị nóng, khí phổi không đủ. Một khi khí phổi không đủ cũng dễ làm cho da khô, lỗ chân lông thô to, tức ngực khó thở, ho kéo dài, cảm lạnh... Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này bạn phải đi khám kịp thời.

Trào ngược axit

Cảm giác khó chịu của chứng ợ nóng khiến bạn không thể ngủ được. Ngay cả khi không cảm thấy ợ nóng, axit trong thực quản có thể kích hoạt phản xạ làm gián đoạn giấc ngủ.

Thiếu vitamin D

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng thiếu vitamin D có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến phần não chịu trách nhiệm về giấc ngủ.

Cách để có giấc ngủ ngon

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

Tạo thói quen

Khi đi một con đường nhất định mỗi ngày, chúng ta hầu như không suy nghĩ về việc rẽ trái, rẽ phải hay đi thẳng. Khái niệm tương tự này cũng áp dụng cho giờ đi ngủ: Dù cho thói quen của chúng ta đơn giản hay phức tạp thì tâm trí cũng sẽ biết rằng những hành động lặp đi lặp lại này báo hiệu đã đến giờ đi ngủ.

Cụ thể là ngủ đủ giấc từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Chúng ta nên duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định. Nếu ngày nào bạn cũng ngủ lúc 10 giờ và thức dậy lúc 6h, não bộ sẽ bắt đầu thiết lập đồng hồ sinh học để làm quen với việc này.

Tập thể dục thích hợp

Trong thực tế, tập thể dục thích hợp làm cho tâm trạng của chúng ta hạnh phúc hơn. Điều này là do trong quá trình tập thể dục sẽ giải phóng một số lượng lớn những cảm xúc tiêu cực, do đó làm cho cơ thể và tâm trí thoải mái.

Trong cuộc sống bình thường, nếu có hiện tượng mất ngủ, sau bữa ăn tối nên đi bộ thích hợp hoặc chạy tập thể dục. Sau khi được vận động, cơ thể sẽ chuyển hóa một lượng lớn mồ hôi, đồng thời cũng sẽ loại bỏ một số cảm xúc tiêu cực, dễ dàng hơn để giúp bạn ngủ ngon hơn.

Không nằm trên giường quá lâu

Nằm trên giường quá lâu thực sự có thể làm cho chứng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn nhấn mạnh một cách mù quáng về nhu cầu ngủ đủ 8 tiếng, vượt quá thời gian ngủ cần thiết sẽ chỉ làm tăng áp lực và tăng số lần thức giấc giữa chừng, dậy sớm mà thôi.

Tắt các thiết bị điện tử và thư giãn

Hầu hết chúng ta đều kiểm tra email hoặc tài khoản mạng xã hội trước khi đi ngủ, thế nhưng đó là chính một thói quen khủng khiếp. Ánh sáng nhân tạo phát ra từ những thiết bị điện tử sẽ phá vỡ các chất hóa học trong não thúc đẩy giấc ngủ, vì vậy hãy nghiêm khắc với bản thân và áp đặt quy tắc "không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ”.

Thay vì xem tin tức trên mạng xã hội, bạn có thể đọc một vài trang sách trước khi ngủ để giấc ngủ trọn vẹn hơn và có một tinh thần sảng khoái vào hôm sau.