Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiếc nhớ đạo diễn “Em còn nhớ hay em đã quên” Nguyễn Hữu Phần

NSND Nguyễn Hữu Phần, đạo diễn phim điện ảnh Em còn nhớ hay em đã quên và nhiều phim truyền hình để tài nông thôn Việt Nam được khán giả yêu mến như Ma làng, Đất và người, Gió làng Kình, Làng ma - 10 năm sau … đã qua đời ngày 22/5, ở tuổi 77 vì bạo bệnh.

NSND Nguyễn Hữu Phần là đạo diễn điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam. Ông nổi tiếng với phim điện ảnh Em còn nhớ hay em đã quên và những phim truyền hình để tài nông thôn Việt Nam như: Đất và người, Ma làng, Gió làng Kình, Làng ma - 10 năm sau... Ông được phong tặng danh hiệu NSND năm 2015.

Theo biên kịch Trịnh Thanh Nhã, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần là một trong những đạo diễn thành danh, cùng lứa Vũ Châu, Khải Hưng. Ông thành công cả ở mảng điện ảnh và truyền hình. Dù là trai phố cổ Hà Nội nhưng có điều đặc biệt là ông hiểu biết sâu sắc về nông thôn, sáng tạo nhiều thước phim sinh động, cuốn hút về đề tài này.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, Nguyễn Hữu Phần trở thành giáo viên dạy văn và bắt đầu yêu thích công việc làm phim. Năm 1979, ông cùng Khải Hưng, Đỗ Minh Tuấn, Vũ Châu trở thành sinh viên Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh.

NSND Nguyễn Hữu Phần được nhiều khán giả yêu mến. Ông thành công cả ở mảng điện ảnh và truyền hình

Ông bỏ nghề giáo, về xưởng phim hưởng lương của người lao động không bằng cấp. Sau một thời gian, ông được giao làm thư ký đạo diễn, rồi phó đạo diễn và được cử đi học lớp đạo diễn khóa một của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh.

Thập niên 1980, ông là phó đạo diễn cho các phim Biệt động Sài Gòn, Sơn ca trong thành phố. Đến năm 1990, ông làm bộ phim truyện nhựa đầu tiên Chiếc bình tiền kiếp, và sau đó là Em còn nhớ hay em đã quên, Giọt lệ Hạ Long.

Cuối năm 1995, đạo diễn Khải Hưng lập chương trình Văn nghệ chủ nhật, ông được mời cộng tác làm phim Lẽ nào em đã quên. Hai năm sau, khi Hãng phim truyền hình Việt Nam chính thức thành lập, ông vào biên chế của Hãng.

Em còn nhớ hay em đã quên là một bộ phim độc lập của Việt Nam sản xuất năm 1992, do NSND Nguyễn Hữu Phần biên kịch và đồng đạo diễn với Phi Tiến Sơn. Bộ phim lấy cảm hứng từ nội dung 11 ca khúc do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, phim được phát hành đem lại nhiều thành công cả về doanh thu lẫn nghệ thuật.

Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần đặc biệt nổi tiếng qua các phim Đất và người (kịch bản chuyển thể từ tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường), Ma làng, Gió làng Kình. Trong phim của ông, các mâu thuẫn gia đình, dòng họ, làng xóm, được khắc họa tinh tế.

Những năm 2000, các phim của ông được nhiều khán giả yêu thích, góp phần mang đến cái nhìn mới về nông thôn thời hiện đại. Ông tạo ra nhiều nhân vật điển hình, được khán giả nhớ đến như Chu Văn Quềnh (Hán Văn Tình đóng, phim Đất và người), ông Tòng (Bùi Bài Bình đóng phim Ma làng). Với những bộ phim nổi tiếng, ông còn có biệt danh là "ông Phần nông thôn".

Sau khi nghỉ hưu, ông và đồng nghiệp từng thành lập công ty giải trí, sản xuất game show. Ngoài làm đạo diễn, ông còn là giảng viên Đại học Sân khấu - Điện ảnh, từng ở trong Hội đồng duyệt phim quốc gia.

Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần qua đời

Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần qua đời

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Con đường tương lai của đất nước nằm trong chính sự nỗ lực của mỗi người”

“Con đường tương lai của đất nước nằm trong chính sự nỗ lực của mỗi người”

29 Apr, 12:01 PM

Kinhtedothi - Đó là một trong những chia sẻ tâm huyết của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn về cuốn sách “Con đường tương lai” được ra mắt sáng nay (29/4). Cuốn sách ra mắt trong không khí thiêng liêng, cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dấu ấn tháng Tư trên vùng đất “cánh cửa thép"

Dấu ấn tháng Tư trên vùng đất “cánh cửa thép"

29 Apr, 05:51 AM

Kinhtedothi - Vùng đất Xuân Lộc - Long Khánh gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng khi Chiến dịch Xuân Lộc được thực hiện vào những ngày tháng Tư lịch sử năm 1975. Đó là “Cánh cửa thép” phía Đông - Bắc Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn bị đập tan, mở đường cho đại quân ta tiến về giải phóng Sài Gòn, làm nên đại thắng mùa Xuân lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Từ chiến trường xưa đến vùng kinh tế trọng điểm nay

Từ chiến trường xưa đến vùng kinh tế trọng điểm nay

29 Apr, 05:45 AM

Kinhtedothi - Năm 2025, tròn 50 năm ngày Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng - dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra trang mới cho vùng đất đại ngàn hùng vĩ. Nửa thế kỷ qua, Tây Nguyên từ vùng chiến tranh khốc liệt, đã trở thành một trong những khu vực phát triển năng động.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ