Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiến độ đường sắt Cát Linh-Hà Đông liệu có phải lời hứa suông?

Kinhtedothi - Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đoạn qua quận Thanh Xuân. Ảnh: Phạm Hùng
Được khởi công xây dựng từ tháng 10/2011 và đã trải qua nhiều lần điều chỉnh vốn, giãn tiến độ..., tuy nhiên đến nay, câu hỏi bao giờ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.

Chạy đua với thời gian

Theo Ban Quản lý Dự án (QLDA) Đường sắt (Bộ GTVT), hiện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc, các hạng mục còn lại Tổng thầu EPC Trung Quốc và các đơn vị có liên quan đã cam kết đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại cuối năm 2016.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đoạn qua quận Thanh Xuân. 	Ảnh: Phạm Hùng
Kinhtedothi - Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đoạn qua quận Thanh Xuân. Ảnh: Phạm Hùng
Cụ thể, Ban QLDA Đường sắt, đặc biệt là Tổng thầu EPC Trung Quốc cam kết, đến tháng 6/2016 sẽ cơ bản hoàn thành các nhà ga (trừ ga Cát Linh), tháng 9/2016 hoàn thành các phần xây lắp, đồng thời lắp đặt các thiết bị và đầu tháng 10/2016 khai thác thử. Cuối năm 2016, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Cũng theo Ban QLDA Đường sắt, mặc dù được khởi công xây dựng từ năm 2011, tuy nhiên do những vướng mắc về mặt bằng nên đến năm 2014, dự án mới hoàn thành được 40% khối lượng công việc. Tuy nhiên, chỉ trong năm 2015, dự án đã hoàn thành thêm được 30% khối lượng công việc. Cụ thể, các nhà thầu đã thi công và hoàn thành 100% trụ khu gian; đúc được 704/806 phiến dầm giản đơn (đạt 92%), lao dầm được 668/806 phiến; hoàn thành xây dựng 112/112 trụ nhà ga và các xà mũ các nhà ga; hoàn thành toàn bộ phần kết cấu bê tông và thép nhà ga mẫu La Khê…

Nếu theo cam kết, thời gian để các đơn vị hoàn thành 30% khối lượng công việc còn lại nhằm đảm bảo việc khai thác thử an toàn chỉ còn khoảng... 7 tháng, một khoảng thời ngắn so với khối lượng công việc.

Thấp thỏm “bệnh cũ tái phát”

Mặc dù Tổng thầu EPC Trung Quốc và các đơn vị có liên quan đã ký cam kết hoàn thành theo tiến độ đề ra. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không khỏi băn khoăn với những lời hứa, lời cam kết của Tổng thầu EPC Trung Quốc - đơn vị đã quá nổi tiếng với những lời hứa, lời cam kết... trên giấy! 

Nói như vậy là bởi, theo phê duyệt ban đầu, dự án phải hoàn thành vào cuối năm 2014, tuy nhiên, vì những lý do khác nhau như mặt bằng, điều chỉnh vốn, dự án phải lùi tiến độ đến cuối năm 2016 mới chính thức đưa vào vận hành thương mại. Thêm vào đó, việc Tổng thầu EPC Trung Quốc chậm giải ngân cho nhà thầu phụ cũng khiến tiến độ thi công của dự án gặp không ít khó khăn. 

Được biết, liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Tổng thầu EPC Trung Quốc và các nhà thầu phụ phải tăng cường máy móc, thiết bị, tăng thời gian thi công để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, yêu cầu Ban QLDA Đường sắt phải giữ và vượt tiến độ thi công, phối hợp giải ngân, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên công trường, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng thầu EPC và nhà thầu phụ triển khai thi công, không để gián đoạn trong công tác thi công, làm chậm tiến độ dự án, tăng cường đôn đốc, quản lý công tác thi công của nhà thầu phụ bảo đảm đúng tiến độ cam kết, chất lượng, mỹ quan, an toàn lao động và ATGT.

Có thể nói, câu chuyện đội vốn, chậm tiến độ của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông không phải là vấn đề mới của ngành GTVT. Trong quá khứ, lãnh đạo Bộ GTVT từng nhiều lần đưa ra tối hậu thư với Tổng thầu EPC Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, Tổng thầu EPC cũng nhiều lần hứa, cam kết thực hiện đúng tiến độ đã đề ra..., nhưng sau mỗi lần hứa, dự án lại bị kéo dài thêm một lần nữa. Rõ ràng, để lời hứa cuối năm 2016 dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đi vào khai thác thương mại, ngành GTVT sẽ còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là với Tổng thầu EPC Trung Quốc.
Ngày 7/11/2014, tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT chỉ đạo tới 31/12/2015 sẽ phải đưa tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông vào khai thác thương mại.
Tiếp đó, tại cuộc họp diễn ra vào tháng 4/2015, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã chỉ đạo: "Cuối năm 2015, cơ bản phải xong phần hạ tầng, có một số đoàn tàu hoạt động thử và đến tháng 3/2016, dự án sẽ hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động". Thế nhưng, ngày 13/2 vừa qua, Bộ GTVT lại buộc phải lùi thời gian khai thác thương mại đến cuối năm 2016.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ tạm dừng vận hành phà quân sự qua khu vực cầu Phong Châu

Phú Thọ tạm dừng vận hành phà quân sự qua khu vực cầu Phong Châu

02 Jul, 09:45 AM

Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, mực nước sông Hồng đoạn qua khu vực cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) đã dâng cao và chảy xiết, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện lưu thông. Trước tình hình đó, Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) đã quyết định tạm dừng vận hành phà quân sự phục vụ người dân qua sông.

Đắk Lắk: lật xe đầu kéo trên Quốc lộ 1 khiến 3 người thương vong

Đắk Lắk: lật xe đầu kéo trên Quốc lộ 1 khiến 3 người thương vong

01 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi - Chiều 1/7, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên Quốc lộ 1, đoạn qua phường Đông Hòa, tỉnh Đắk Lắk. Một xe đầu kéo chở gỗ keo bất ngờ lật, khiến một bé trai 15 tuổi tử vong tại chỗ, hai người khác bị thương và ba phương tiện hư hỏng nặng.

Hợp tác thương mại hóa Camera giao thông AI kết nối 5G

Hợp tác thương mại hóa Camera giao thông AI kết nối 5G

01 Jul, 07:49 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) và Công ty Cổ phần Biển Bạc ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm phát triển Camera giao thông AI. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hợp tác giữa hai doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ