Cụ thể, KTNN sẽ thực hiện 59 cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực ngân sách Nhà nước gồm: Kiểm toán báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2018 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2018 tại 13 Bộ, ngành; Kiểm toán ngân sách địa phương năm 2018 tại 45 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.
Đồng thời, thực hiện kiểm toán hoạt động 12 chủ đề, gồm: Kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách cấp huyện năm 2018 của 4 quận, huyện, TP; 10 chủ đề kiểm toán về các hoạt động, chương trình, dự án đầu tư sử dụng NSNN và 1 cuộc kiểm toán Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
KTNN sẽ thực hiện kiểm toán 30 chuyên đề, trong đó có 4 cuộc kiểm toán chuyên đề phạm vi rộng về: Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các Bệnh viện công lập và Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các Trường đại học công lập.
Bên cạnh đó, còn có 26 chuyên đề về các chương trình - dự án thuộc lĩnh vực an sinh - xã hội, phát triển kinh tế vùng; Công tác quản lý, sử dụng đất, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường nhằm đánh giá hiệu quả quản lý vốn Nhà nước, hiệu quả đầu tư trong các Tập đoàn, Tổng công ty, các quỹ đầu tư phát triển...
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và chương trình, dự án, ngoài 1 dự án thuộc khối Quốc phòng, KTNN sẽ kiểm toán 42 chương trình, dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận xã hội quan tâm như: Dự án Nhà máy Ethanol Bình Phước; Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình; Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh; Dự án Phát triển giao thông đô thị TP Hải Phòng; Nhà máy thủy điện Sông Bung 2; Đường dây 500KV Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên; Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1; Dự án Vệ sinh môi trường TP Hồ Chí Minh - giai đoạn 2.
Trong lĩnh vực DN và tổ chức tài chính - ngân hàng, ngoài 3 DN thuộc khối Quốc phòng, an ninh, KTNN sẽ tiến hành kiểm toán tại 27 đầu mối, gồm: Ngân hàng nhà nước, 21 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, 5 ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng.
Bên cạnh đó, trong năm 2019, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán 12 đầu mối thuộc lĩnh vực Quốc phòng, gồm: 9 đầu mối, đơn vị dự toán, 2 doanh nghiệp, 1 dự án đầu tư.
Kiểm toán 8 đầu mối thuộc lĩnh vực an ninh, khối cơ quan Đảng, gồm: Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động; Bộ Tư lệnh cảnh vệ; Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; 29 công an tỉnh, TP; 4 bệnh viện thuộc Bộ công an; 9 DN thuộc Bộ Công an; Tổng cục dự trữ Quốc gia và 25 tỉnh ủy, thành ủy.
Chỉ số giá tiêu dùng giảm một phần so giá xăng giảm |
Như vậy, so với cùng kỳ năm trước, CPI tăng 3,46% và tăng 3,24% so với tháng 12 năm trước, CPI bình quân 11 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,59%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ để tính chỉ số CPI, có 7 nhóm hàng tăng giá và 4 nhóm hàng giảm giá. Trong đó, đáng chú ý là giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm trong hai kỳ của tháng 11, nên bình quân tháng 11/2018 giá xăng dầu giảm 4,1%, đóng góp giảm CPI chung 0,17%. Giá thịt lợn cũng giảm 1,3% so với tháng trước do nguồn cung heo hơi trên thị trường dồi dào, với tổng đàn tăng khoảng 2,8%.
Từ ngày 1/11, giá gas trong nước cũng được điều chỉnh giảm 40.000 đồng/bình 12kg, giảm 9,18% so với tháng 10/2018, do giá gas thế giới giảm. Ngoài ra, giá rau tươi giảm 0,68% do thời tiết thuận lợi nên sản lượng rau tươi dồi dào và nhiều chủng loại.
Trong tháng 11, thời tiết chuyển lạnh ở các tỉnh phía Bắc nên nhu cầu tiêu dùng điện giảm làm cho giá điện sinh hoạt giảm 0,64%.Một số yếu tố làm CPI tăng như giá lương thực tăng 0,27%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,11%, giá quần áo may sẵn, giày dép, mũ nón tăng 0,26%...
Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 11/2018 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 1,72% so với cùng kỳ năm trước, 11 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,46%.
Như vậy, bình quân 11 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản.
Cơ quan thống kê cho rằng thực tế này phản ánh biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giáo dục.
Mức tăng lạm phát cơ bản từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp từ 1,18% đến 1,72%, bình quân 11 tháng lạm phát cơ bản là 1,46% thấp hơn mức kế hoạch 1,6%, cho thấy chính sách tiền tệ đã và đang được điều hành ổn định.
Hà Nội dẫn đầu cả nước về FDI trong tháng 11
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm vào Việt Nam từ đầu năm đến thời điểm 20/11/2018 đạt 23,19 tỷ USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, trên cả nước thu hút 2.714 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15.788,4 triệu USD, tăng 18,4% về số dự án và giảm 20,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, có 1.059 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7.403,3 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm nay ước tính đạt 16,5 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 11 tháng năm 2018 còn có 5.882 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 7,64 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 11 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút FDI lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 7,43 tỷ USD, chiếm 47,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5,20 tỷ USD, chiếm 33%; các ngành còn lại đạt 3,14 tỷ USD, chiếm 19,9%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 11 tháng năm nay đạt 12.404,5 triệu USD, chiếm 53,5% tổng vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5.945,5 triệu USD, chiếm 25,6%; các ngành còn lại đạt 4.841,7 triệu USD, chiếm 20,9%.
Cả nước có 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 11 tháng năm nay, trong đó Hà Nội có số vốn đăng ký lớn nhất với 5,02 tỷ USD, chiếm 31,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bà Rịa - Vũng Tàu 1.796,9 triệu USD, chiếm 11,4%; Bình Dương 952,9 triệu USD, chiếm 6%; Đồng Nai 923,3 triệu USD, chiếm 5,8%; TP Hồ Chí Minh 737,7 triệu USD, chiếm 4,7%; Hải Phòng 567,1 triệu USD, chiếm 3,6%; Tây Ninh 448,3 triệu USD, chiếm 2,8%; Ninh Thuận 387,5 triệu USD, chiếm 2,5%; Bắc Ninh 380,2 triệu USD, chiếm 2,4%.
Trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 11 tháng, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 6,05 tỷ USD, chiếm 38,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 3,41 tỷ USD, chiếm 21,6%; Singapore 1,11 tỷ USD , chiếm 7%; Trung Quốc 892,9 triệu USD, chiếm 5,7%; Thái Lan 857,1 triệu USD, chiếm 5,4%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 711,1 triệu USD, chiếm 4,5%; Pháp 472,5 triệu USD, chiếm 3%.
BIDV vẫn hoạt động bình thường sau khi ông Trần Bắc Hà bị bắt
Ông Trần Bắc Hà bị khởi tố, bắt giam ngày 29/11. |
Những sai phạm này đã xảy ra từ những năm trước đây và NHNN đã chỉ đạo BIDV khẩn trương chấn chỉnh, khắc phục. Thời gian qua, BIDV đã triển khai thực hiện các biện pháp đồng bộ để xử lý, thu hồi nợ cho ngân hàng theo quy định của pháp luật.
"Hiện, BIDV là một trong những ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do các cá nhân trên đã nghỉ hưu, không còn nắm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại BIDV nên vụ việc này không ảnh hưởng đến hoạt động của BIDV. Mọi hoạt động của BIDV đều bình thường, thanh khoản ổn định, mọi quyền lợi của khách hàng, người gửi tiền được bảo đảm", đại diện NHNN cho biết.
NHNN đã chỉ đạo BIDV tiếp tục triển khai quyết liệt phương án cơ cấu đã được phê duyệt nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành, năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động, giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng chủ lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Chiều 29/11, trao đổi với báo chí, đại diện BIDV cho biết: "BIDV khẳng định hoạt động của toàn hệ thống không bị ảnh hưởng tiêu cực từ những thông tin trên. Các vấn đề liên quan đến vi phạm của các cá nhân nêu trên xảy ra trước đây đã được BIDV chủ động báo cáo cơ quan chức năng xử lý, hỗ trợ làm việc với doanh nghiệp để thu hồi nợ cho ngân hàng. BIDV sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật".