Hai lần đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng và đồng phạm
Hai lần đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng và đồng phạm. Ảnh Internet |
Bộ Công an ngày 20/12 đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đồng phạm.
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ký ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam".6 bị can khác bị truy tố cùng ông Đinh La Thăng là Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng giám đốc OceanBank; Nguyễn Xuân Thắng; Nguyễn Thanh Liêm; Vũ Khánh Trường; Phan Đình Đức (3 bị can này đều là nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN). Các bị can này đều bị đề nghị truy tố tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.Riêng bị can Ninh Văn Quỳnh - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN bị đề nghị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.Các cá nhân này bị truy tố do liên quan quan đến việc làm trái các quy định tại nghị định của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã gây thiệt hại 800 tỷ đồng cho PVN tại OceanBank.Trong diễn biến liên quan, ngày 21/12, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra kết luận điều tra đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị can khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam...Đây là lần thứ hai ông Đinh La Thăng bị đề nghị truy tố. Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).Ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN cùng 13 bị can bị đề nghị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; 8 bị can bị khác bị đề nghị truy tố về tội "Tham ô tài sản", trong đó, riêng Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận bị đề nghị truy tố về cả 2 tội danh.Theo kết luận của cơ quan điều tra, các bị can bị đề nghị truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, ngoài ông Đinh La Thăng còn có: Nguyễn Mạnh Tiến - Phó Tổng Giám đốc PVC; Trương Quốc Dũng - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC; Phạm Tiến Đạt - nguyên Kế toán trưởng PVC; Lê Đình Mậu - nguyên Phó Trưởng ban Kế toán và kiểm toán Tập đoàn PVN; Trần Văn Nguyên - Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thuộc Tập đoàn PVN; Nguyễn Ngọc Quý - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty PVC; Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng ban Quản lý Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và kiểm toán Tập đoàn PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN; Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN; Phùng Đình Thực - nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN.Đối với nhóm tội "Tham ô tài sản", cơ quan an ninh điều tra đề nghị truy tố 8 bị can khác liên quan đến vụ việc. Theo cơ quan điều tra, ông Đinh La Thăng đã chỉ định cho PVC thực hiện gói thầu EPC của Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và yêu cầu bị can Nguyễn Quốc Khánh thúc ép Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ký hợp đồng với PVC trái quy định.Trịnh Xuân Thanh cùng bị can Vũ Đức Thuận - Tổng Giám đốc PVC chỉ đạo bị can Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút 13 tỷ đồng từ Ban Điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trịnh Xuân Thanh được hưởng lợi 4 tỷ đồng; Vũ Đức Thuận được hưởng lợi 800 triệu đồng.Hành vi của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, theo đó, còn phạm vào tội "Tham ô tài sản". Đối với ông Phùng Đình Thực, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN, cơ quan an ninh điều tra xác định, trong quá trình triển khai Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông này thực hiện sự chỉ đạo của ông Đinh La Thăng, yêu cầu Nguyễn Quốc Khánh thúc ép PVPower ký Hợp đồng số 33 với PVC trái quy định gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng cho Nhà nước.Cách chức nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng
Cách chức nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng. Ảnh Internet. |
Chiều 17/12, thông tin từ Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, trong ngày, Ban Bí thư Trung ương Đảng có cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sau khi xem xét đề nghị của UB Kiểm tra Trung ương tại Tờ trình số 86-TTr/UBKTTW, ngày 16/12/2017, về việc đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010 - 2015 và ông Phạm Văn Vọng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016, Ban Bí thư nhận định cụ thể về nhiều sai phạm của tập thể Ban Thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ trước cũng như cá nhân nguyên Bí thư Phạm Văn Vọng như UB Kiểm tra Trung ương đã kết luận.Cụ thể, vi phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc gồm vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng và Quy chế làm việc Vi phạm Quy định số 51, ngày 19/4/2007 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy trong việc tham mưu để Tỉnh ủy ban hành Quy chế làm việc, trong đó có quy định ủy quyền cho Thường trực Tỉnh ủy xem xét, giải quyết một số nội dung về kinh tế - xã hội vượt thẩm quyền; làm hạn chế vai trò và trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo.Cùng với đó là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức - cán bộ, đã Quyết định bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử nhiều cán bộ không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, có biểu hiện cục bộ, ưu ái, không bình thường.Quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có nhiều trường hợp không đúng quy định; không xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ. Thiếu kiểm tra, giám sát để một số cơ quan, tổ chức có số lượng phòng, số lượng lãnh đạo cấp phó sở, ngành và sử dụng lao động hợp đồng không đúng quy định.Vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng đất và quản lý đầu tư xây dựng một số dự án, công trình trọng điểm. Vi phạm Quy chế làm việc của Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương đối với nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất vượt thẩm quyền, không phù hợp quy hoạch, không đúng quy định pháp luật; giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, gây thất thoát ngân sách nhà nước.Buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra để Ủy ban nhân dân tỉnh vi phạm trong công tác quản lý nhà nước đối với một số dự án, công trình trọng điểm, gây hậu quả nghiêm trọng.Đối với ông Phạm Văn Vọng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016, Ban Bí thư xác định, ông Vọng có các vi phạm như với cương vị người đứng đầu. Ông Vọng chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015.Nguyên Bí thư tỉnh uỷ Phạm Văn Vọng cũng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy chế làm việc của tỉnh ủy và các quy định của Đảng, Nhà nước trong việc quyết định bổ nhiệm một số cán bộ không bảo đảm nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn.Ông Vọng đã chủ trì họp Thường trực tỉnh ủy cho chủ trương nhiều dự án có sử dụng đất không đúng quy định; thiếu quan tâm kiểm tra, giám sát để UBND tỉnh vi phạm nghiêm trọng trong quản lý đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm và trong quản lý, sử dụng đất.Ban Bí thư nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010 - 2015 và ông Phạm Văn Vọng là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân.Căn cứ Quy định số 263/TW và Quy định số 10/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010 - 2015 bằng hình thức cảnh cáo; thi hành kỷ luật ông Phạm Văn Vọng bằng hình thức cách chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015.Bộ Chính trị yêu cầu không quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ bị kỷ luật
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định 105 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.Quy định nêu rõ nguyên tắc Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu. Những vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ phải do tập thể cấp ủy và tổ chức đảng có thẩm quyền thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số.Trường hợp ý kiến của người đứng đầu và ý kiến của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác nhau thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Theo quy định, thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ là 5 năm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng, cấp phó ở cơ quan, đơn vị; việc bổ nhiệm giữ chức vụ dưới 5 năm áp dụng đối với một số chức vụ đặc thù theo quy định riêng. Thời hạn giữ chức vụ bầu cử căn cứ vào nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đó.Người được bổ nhiệm phải bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền; không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm; có hồ sơ, lý lịch cá nhân, phiếu kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác minh.Cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Cán bộ được bổ nhiệm phải có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Người bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất một năm kể từ khi có quyết định kỷ luật. Đảng viên bị kỷ luật cách chức trong vòng một năm kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không chỉ định, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.Cán bộ trong thời gian xem xét kỷ luật thì chưa đưa vào quy hoạch; chưa xem xét bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn.Họp tập thể UBND TP tháng 12/2017: Xem xét, quyết định 9 nội dung quan trọng
Sáng 22/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì phiên họp tập thể UBND TP tháng 12/2017 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc trách nhiệm, thẩm quyền UBND TP.Tại phiên họp, tập thể UBND TP xem xét báo cáo của lãnh đạo Sở Công Thương về phê duyệt mạng lưới bán hàng tự động đặt tại điểm công cộng trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020; ban hành Quyết định phân cấp cho UBND quận, huyện, thị xã tiếp nhận, rà soát biểu mẫu kê khai giá bán lẻ sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi của các thương nhân phân phối trên địa bàn TP.Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về phê duyệt Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí TP Hà Nội giai đoạn đến năm 2025, có xét đến năm 2030;2 nội dung được Sở Giao thông Vận tải báo cáo gồm: Về việc ban hành Quy định về quản lý, khai thác sử dụng điểm dừng đón trả khách cho phương tiện vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định và ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn TP.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu chỉ đạo hội nghị. |
Tập thể UBND TP cũng sẽ xem xét báo cáo của Sở Nội vụ báo cáo về đề nghị phê duyệt chỉ tiêu và kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã năm 2017 và ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, căn cứ vào đề nghị của Sở Khoa học Công nghệ và Sở Công Thương, Văn phòng UBND TP đề xuất thêm 2 nội dung: Về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của các quỹ phát triển khoa học công nghệ và quyết định phân cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí, dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng LPG chai thuộc hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn TP.Khẳng định sự cần thiết và phù hợp của các nội dung thông qua, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đặc biệt hoan nghênh kế hoạch mạng lưới bán hàng tự động đặt tại các điểm công cộng trên địa bàn TP. Đồng thời, yêu cầu các máy bán hàng tự động phải được đặt ở những vị trí thuận tiện nhất, có hệ thống camera để đảm bảo quản lý chặt chẽ và an toàn, có thùng rác để đảm bảo vệ sinh môi trường.Cùng với đó, giao Sở Công thuơng cấp giấy phép đăng ký và giấy phép quảng cáo cho các đơn vị bán, có nhu cầu quảng cáo. Cùng với đó, phối hợp với các đơn vị quận, huyện lên kế hoạch quy hoạch mạng lưới máy bán hàng tự động cho từng điểm công cộng. Chủ tịch UBND TP yêu cầu công khai các đầu mối đấu thầu và sớm triển khai kế hoạch này.Nhấn mạnh một số điểm trong quá trình các đơn vị phụ trách triển khai các nội dung được thông qua, Chủ tịch UBND TP đề nghị việc phát triển các cơ sở kinh doanh khí phải gắn liền với bến, bãi xe trên địa bàn TP, thuận tiện cho việc tiếp nhiên liệu cho các phương tiện.Sở Công thương cần đề ra tiêu chuẩn, tiêu chí của điều kiện kinh doanh khí, dầu mỏ hoá lỏng cụ thể để các cửa hàng kinh doanh có cơ sở hoàn thiện hồ sơ đăng ký cấp giấy phép và tiến tới cấp phép kinh doanh trên mạng.Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP lưu ý Quy định về quản lý, khai thác sử dụng điểm dừng đón trả khách cho phương tiện vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định cần phải lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi, công khai, nhận được sự đồng thuận của người dân rồi mới được triển khai thực hiện.Riêng đối với kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã năm 2017, Chủ tịch UBND TP cho rằng việc xây dựng chỉ tiêu trong kế hoạch cần dựa trên cơ sở Nghị quyết T.Ư 6 Khóa XII, các đề xuất xây dựng chính quyền đô thị và cân đối đội ngũ cán bộ công chức sau khi đã sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập. Chủ tịch UBND TP đề nghị Sở Nội vụ cần cần tiếp tục xây dựng, bổ sung chính xác về số liệu biên chế thiếu của từng xã.“TP sẽ thành lập một tổ liên ngành do Sở Nội vụ chủ trì, Thanh tra TP là đơn vị thường trực cùng một số đơn vị như Sở Y tế, Sở Lao động - TB&XH, Sở GD&ĐT, Sở Tư pháp rà soát lại ở từng xã và sẽ trình lại tập thể UBND TP tại kỳ họp tháng 1/2018” - Chủ tịch UBND TP yêu cầu.