70 năm giải phóng Thủ đô

Tiêu dùng trong tuần: Giá thực phẩm đồng loạt giảm sâu

Minh Anh/Tieudung.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cả thị trường trong tuần này: Giá xăng, cua hoàng đế, thịt lợn... đồng loạt giảm.

Giá xăng dầu tiếp tục giảm nhẹ

Tại kỳ điều chỉnh ngày 26/9, Liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định trích lập Quỹ Bình không thực hiện trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5 RON 92 và dầu mazut. Trong khi đó, xăng RON 95 trích lập ở mức 100 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 200 đồng/lít; dầu diesel ở mức 400 đồng/lít.

Đồng thời, liên bộ chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 1.100 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 524 đồng/lít và dầu mazut là 100 đồng/kg; dầu diesel và dầu hỏa không chi.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, thực phẩm đồng loạt giảm sâu

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92: Không cao hơn 14.215 đồng/lít (giảm 51 đồng/lít so với giá hiện hành); xăng RON95-III: Không cao hơn 14.984 đồng/lít (giữ nguyên); dầu diesel 0.05S: Không cao hơn 11.128 đồng/lít (giảm 390 đồng/lít); dầu hỏa: Không cao hơn 9.449 đồng/lít (giảm 144 đồng/lít); dầu mazut 180CST 3.5S: Không cao hơn 10.826 đồng/kg (giảm 117 đồng/kg).

Như vậy, đây là lần thứ hai liên tiếp xăng E5 RON 92 giảm giá, còn RON 95 có lần thứ 3 giữ giá ở 6 phiên gần nhất. Trong 3 tháng qua, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 không có nhiều sự biến động.

Cua hoàng đế giảm giá sốc

Theo anh Nguyễn Trọng Hoàng - chủ cửa hàng hải sản nhập khẩu trên đường Luỹ Bán Bích (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại hầu hết các loại hải sản nhập khẩu có xu hướng giảm giá mạnh. Trong đó, cua hoàng đế gây “sốc” nhất khi giảm từ mức 2,5 triệu đồng/kg xuống còn hơn 1 triệu đồng/kg.

“Thời gian gần đây, nhìn chung hải sản mà đặc biệt là hải sản nhập khẩu đều giảm giá. Khi giá tôm hùm baby vừa giảm mạnh, là ngay lập tức đến lượt giá cua hoàng đế giảm. Hiện nay trung bình 1 kg cua hoàng đế có giá 1,5 - 1,6 triệu đồng, tức giảm khoảng 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái”, anh Hoàng nói.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, thực phẩm đồng loạt giảm sâu

Cũng theo anh Hoàng, mùa đánh bắt cua hoàng đế bắt đầu từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 hằng năm và kéo dài trong khoảng 4 - 5 tuần. Do đó, thời điểm này đang là mùa săn lớn nhất với sản lượng có thể gấp nhiều lần những vụ săn nhỏ lẻ trong năm.

“Cua hoàng đế vào mùa chủ yếu là cua trưởng thành, kích cỡ lớn và chắc thịt. Vì sản lượng cung ứng nhiều nên giá thành sẽ “dễ thở” hơn so các thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên, nếu như các năm trước mức giảm vào mùa đánh bắt ở mức từ 20 - 25%, thì năm nay là ngoại lệ. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 cộng dồn vào đã đẩy giá cua hoàng đế xuống thêm 5 - 10%”, anh Hoàng nói thêm.

Đang kinh doanh cửa hàng hải sản tươi sống bán online, chị Phạm Thị Thuỷ (ngụ đường Phan Xích Long, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) cho biết, giá bán cua hoàng đế giữa các cửa hàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện không giống nhau, có thể chênh lệch từ 300.000 - 400.000 đồng/kg.

“Cua hoàng đế là loại hải sản khá đặc biệt, chúng có rất nhiều loại. Ví dụ, cua hoàng đế đỏ, cua hoàng đế xanh, của hoàng đế vàng, cua hoàng đế nâu…với mỗi màu sắc chúng sẽ có giá bán khác nhau. Hiện nay, cua hoàng đế màu đỏ là loại phổ biến nhất trên thị trường”, chị Thuỷ nói.

Ngoài vấn đề màu sắc, theo chị Thuỷ giá trị của cua hoàng đế còn phụ thuộc vào việc chúng là hàng tươi sống hay hàng đã ngộp hay hàng đông đá…

“Chỉ riêng cua hoàng đế màu xanh cũng đã có đến mấy mức giá khác nhau, nếu cua tươi giá sẽ dao động từ 1,5-2 triệu đồng/kg; 1-1,5 triệu đồng/1kg cua ngộp, 600.000-800.000 đồng/kg cho cua đông lạnh lâu ngày”, chị Thuỷ chia sẻ.

Tương tự, tại cửa hàng hải sản tươi sống trên đường Phạm Hùng (quận 8, TP Hồ Chí Minh), chị Bùi Thị Trâm Anh chủ cửa hàng cho biết, không chỉ cua hoàng đế, tất cả các mặt hàng hải sản tươi sống nhập khẩu đang được bán với mức giá giảm.

“Tôm hùm và cua hoàng đế là hai loại đang giảm mạnh nhất, bào ngư Hàn Quốc cũng được giảm từ 1,35 triệu đồng/kg còn 1,25 triệu đồng/kg, ốc vòi voi từ 990.000 đồng/kg còn 790.000 đồng/kg...”, chị Trâm Anh nói.

Nhận định về nguyên nhân khiến giá cua hoàng đế nói riêng và hải sản nhập khẩu nói chung giảm giá mạnh, chị Trâm Anh cho rằng, tình trạng này xuất phát từ việc Trung Quốc hạn chế giao thương với các thị trường cũng khiến những loại hải sản này bị ùn ứ nhiều, buộc giảm giá để đẩy mạnh tiêu thụ ở Việt Nam, Hàn Quốc và Thái Lan...

Giá gà giảm sâu

Tại khu vực tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện giá gà công nghiệp loại lông trắng bán tại trang trại bình quân 19.000 - 21.000 đồng/kg. Không chỉ có gà công nghiệp lông trắng, loại gà lông màu (gà tam hoàng) hiện giá cũng chỉ ở mức thấp, từ 27.000 - 30.000 đồng/kg.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, thực phẩm đồng loạt giảm sâu

Ông Nguyễn Thái Tân, chủ trại nuôi gà ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho biết, khi giá gà công nghiệp hạ xuống mức trên dưới 20.000 đồng/kg, người chăn nuôi lỗ vốn từ 5.000 - 6.000 đồng/kg so với giá thành chăn nuôi.

Theo ông Tân, từ đầu năm 2020 đến nay, giá gà công nghiệp lông trắng chỉ có vào thời điểm tháng 5 và tháng 6 nhích lên khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg, thời gian còn lại đều bán lỗ. “Các chi phí chăn nuôi không giảm, giá gà giảm sâu và kéo dài làm cho không ít trang trại đang ôm nợ và khó khăn càng chồng lên khó khăn”, ông Tân nói.

Theo các chủ trại gà ở khu vực Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, giá gà liên tục giảm xuống thấp trong thời gian gần đây một phần do khi dịch tả heo châu Phi lan rộng vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020, ngành chăn nuôi khuyến khích tăng nuôi gà để bù vào lượng thịt heothiếu hụt.

Ông Nguyễn Trường Giang - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai cho biết, hiện nay hoạt động chăn nuôi gà công nghiệp ở Đồng Nai chủ yếu theo quy mô trang trại. Do dịch tả heo châu Phi trước đó nên nhiều trang trại đầu tư chăn nuôi làm tổng đàn gà chăn nuôi ở Đồng Nai tăng mạnh, dẫn đến nguồn cung thịt gà cao hơn so với nhu cầu tiêu dùng của thị trường đã đẩy giá gà xuống thấp trong thời gian qua.

Các chủ trang trại chăn nuôi gia cầm cho rằng, với tình hình thị trường đang gặp nhiều khó khăn về sức tiêu thụ như hiện nay, số lượng thịt gà nhập khẩu tiếp tục tăng và giá bán quá rẻ như vậy sẽ đẩy ngành chăn nuôi gia cầm trong nước càng thêm khó khăn và dễ đến bờ vực “treo chuồng” hàng loạt.

Giá lợn hơi giảm mạnh

Tuần qua, giá lợn hơi trên cả 3 miền đồng loạt giảm mạnh. Cụ thể, giá lợn hơi ngày 26/9 tại miền Bắc: Tại Ninh Bình, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình giá lợn hơi hôm nay ở mức 81.000 - 82.000 đồng/kg. Tại tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hà Nam giá lợn hôm nay được thu mua với mức 74.000 - 79.000 dồng/kg.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, thực phẩm đồng loạt giảm sâu

Tại miền Trung - Tây Nguyên: Tỉnh Thanh Hóa, Lâm Đồng, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Huế, Bình Định, Ninh Thuận giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức cao 80.000 - 83.000 đồng/kg. Tại tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Trị giá lợn hơi hôm nay đang ở mức thấp hơn 79.000 đồng/kg.

Tại miền Nam: Tại tỉnh Cần Thơ, Bạc Liêu, Đồng Nai, Bến Tre, Bình Dương, An Giang, Bình Phước, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Vũng Tàu giá lợn hơi hôm nay ở mức 80.000 - 82.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Tây Ninh, Cà Mau, Sóc Trăng giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 78.000 - 79.000 đồng/kg.