Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tìm giải pháp cho du lịch mua sắm của Việt Nam - Kỳ 4: Điều kiện cần và đủ để hàng hóa xuất khẩu tại chỗ ra nước ngoài

Bài và ảnh Hương Hồi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Theo chia sẻ của một số DN, hàng hóa muốn được khách nước ngoài lựa chọn mua đem về nước phải đảm bảo đủ điều kiện về chất lượng, xuất xứ nguồn gốc và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản phẩm ra được nước ngoài.

Cần có “bàn tay” của Nhà nước trong hoạch định chính sách

Theo ông Phạm Khắc Hà: Nếu Hà Nội có những gian hàng giới thiệu quảng bá hình ảnh cho sản phẩm của Thủ đô ở trung tâm thì sẽ thu hút được khách đến và mua sắm nhiều. Đây sẽ là cơ hội để hàng hoá của các DN đến với cộng đồng quốc tế qua kênh giới thiệu sản phẩm chính thống.

 Lụa Vạn Phúc.
Bà Lê Thị Kim Thư, Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển Lụa Vạn Phúc chia sẻ: Suốt thời gian vừa qua Công ty đã duy trì khung dệt, lựa chọn hướng đi cho ra sản phẩm chất lượng cao. Khách hàng ngày càng yên tâm, chất lượng được minh bạch may, cắt may. Khách du lịch, DN công khai chất lượng nên khách đến yên tâm, hài lòng. Nếu chỉ bó hẹp trong không gian làng nghề thì sẽ có rất ít người biết đến. Công ty cũng đã quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng, website, hội chợ… Tuy nhiên, bây giờ website cũng bị làm giả nên khách hàng khó yên tâm tin tưởng. Công ty đã đào tạo cho nhân viên về phong cách phục vụ khách hàng, kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý ngày càng hoàn thiện. Chỉ mong TP quan tâm hơn cho thương hiệu lụa Vạn Phúc nơi quảng bá giới thiệu sản phẩm.

Theo Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Trung Lương, mua sắm hàng hoá của khách du lịch chính là một trong những phương thức xuất khẩu hàng hóa tại chỗ. Việt Nam cần sớm trung tâm mua sắm. Ở đó quyền lợi của khách hàng là du khách trong nước và quốc tế đều được đảm bảo bằng việc hàng hoá có đăng ký thương hiệu, xuất xứ, chất lượng và niêm yết giá cả đúng với giá trị thật của chúng, tránh cho du khách quốc tế bị lừa.

 Khá nhiều hàng hoá nông sản sấy khô bán tại chợ Đồng Xuân được khách nước ngoài quan tâm. Tuy nhiên rất ít người mua.
 
Hiện nay, Việt Nam chưa có địa điểm này tập trung được nhiều hàng hoá mang thương hiệu Việt để du khách có thể đến 1 nơi, lựa chọn mua nhiều sản phẩm mình cần 1 lúc và dịch vụ đóng gói đều “tất cả trong 1”, vận chuyển cũng được hỗ trợ đến nơi khách cần. Làm được điều này, không chỉ cá nhân, các DN mà phải là quốc gia, hoặc chí ít cũng là 1 địa phương. Đã có một số du khách nói với phóng viên: Chợ Đồng Xuân là địa chỉ không thể không đến ở Hà Nội. Nhưng ở đây nếu sắp xếp có riêng 1 khu vực chỉ bán các loại hàng hoá Việt Nam và của Thủ đô thì tốt biết mấy. Tại đây niêm yết giá bán, đăng ký chất lượng sản phẩm, kết nối với các DN du lịch để quảng bá và dẫn khách đến mua hàng, giới thiệu lịch sử hình thành của chợ thì sẽ hấp dẫn khách hơn nhiều. Những mong mỏi của đại diện DN, du khách kể trên cho thấy Việt Nam nói chung, ngành Du lịch nói riêng cần có một chiến lược dài hơi và dành địa điểm cho những DN, cá nhân gìn giữ, phát triển và quảng bá thương hiệu quốc gia.

Tạo điều kiện của cơ quan chức năng

Ý kiến của Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Trung Lương, cũng như các DN nói trên cũng giống như cách làm hiện nay của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã làm, như: Singapor, Thái Lan, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản …
 Các hàng hoá bán tại phố cổ của Nga đều là hàng thủ công mỹ nghệ mang thương hiệu quốc gia.
 Tại đây các mặt hàng đều có niêm yết giá và bán đúng giá.
Cụ thể, tại Nga, khu phố cổ ở trung tâm Moscow (Matxcơva) cho những người kinh doanh nhỏ lẻ bán hàng hoá ở đây. Tuy nhiên, hàng bán đều có định hướng là hàng mang thương hiệu của Nga, rõ nguồn gốc xuất xứ, niêm yết bán đúng giá, khách hàng không mặc; hàng bán đều có nhãn mác sản phẩm. Tại Trung tâm mua sắm của Nga chỉ bán sản phẩm thương hiệu của nước này làm từ nhựa thông hoá thạch (hay còn gọi là hổ phách) và các đồ mỹ phẩm, mỹ nghệ xuất xứ Nga. Tất cả các sản phẩm từ ít đến nhiều tiền đều được niêm yết giá và có bảo đảm của cơ quan Nhà nước Nga. Nếu sai khách hàng có thể kiện, hoặc trả lại hàng, kể cả hàng đã mang ra nước ngoài.

 Tại Trung tâm mua sắm của Nga tất cả các sản phẩm đều có niêm yết giá và bán đúng giá.
 Trên mỗi sản phẩm đều có tem chứng nhận chất lượng sản phẩm và giá thành niêm yết.
Hay khu vực bán sản phẩm của Chính phủ Thái Lan cũng vậy. Tại đây có các loại cao hổ để uống, xoa bóp... Đại diện trung tâm bán hàng này cũng công bố rõ, sản phẩm cao hổ tại đây là hổ nuôi và chỉ có 40% làm từ hổ và 60% cao của các loại vị thuốc bắc. Ngoài ra, trung tâm còn bán rất nhiều loại túi da. Hàng mua đúng chất lượng, giá cả. Nếu sản phẩm nào bị hỏng hóc được sửa, đổi theo yêu cầu của khách hàng mà không mất phí, kể cả khách nước ngoài đem về sử dụng 1 thời gian cần sửa chữa vẫn được phục vụ. Nếu mua nhiều thì tại các địa điểm bán hàng này đều đóng gói cho khách đảm bảo đi được trên máy bay.

Theo ông Lê Việt Cường, để hàng hoá xuất khẩu tại chỗ ra nước ngoài được phải được đăng ký chất lượng sản phẩm. Nhà nước phải xác định được vai trò, trách nhiệm của Sở Công thương và các địa phương ở chỗ nào trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm trên thị trường. Nhiều người đến Công ty Kym Việt muốn trải nghiệm cùng người khuyết tật làm ra những sản phẩm chất lượng thì doanh nghiệp không có mặt bằng. Nếu có mặt bằng thì Kym Việt còn thu thêm được nguồn thu từ trải nghiệp, đây là nguồn thu không nhỏ. Nhưng hiện nay Công ty không có chỗ để đón khách du lịch đến thăm quan và mua sản phẩm. Khi sản phẩm xuất khẩu tại chỗ thì thủ tục xuất cảnh không bị vướng mắc cho khách.

Theo chia sẻ của đại diện của 1 cửa hàng bánh cốm tại Hàng Than cho biết: Sản phẩm tại đây được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng của cơ quan chức năng, nhưng cũng chỉ có khách Hàn Quốc thích mua, còn lại khách du lịch nước khách ít mua.

 Nếu là hàng của DN thì có đủ các tem nhan có thể xuất đi nước ngoài. Những hàng sản xuất tại các cơ sở nhỏ lẻ chỉ có in nhãn thủ công mà không có bất kỳ chứng nhận nào của cơ quan chức năng. Khách nước ngoài không lựa chọn hàng không đủ các điều kiện về ATTP.
Một chị kinh doanh các loại đặc sản trái cây, hạt các loại sấy khô tại chợ Đồng Xuân cho biết: Tôi bán ở đây chủ yếu là người Việt mua về ăn, chứ người nước ngoài rất ít mua, không hiểu vì sao.

Phóng viên đã tìm hiểu một số người có con đi du học ở nước ngoài, muốn gửi hàng thực phẩm chế biến sang cho con phải đi mua những sản phẩm có bao bì nhãn mác được đăng ký chứng nhận hàng hoá rõ ràng. Sản phẩm nào chưa được hút chân không phải đi hút chân không mới được gửi đi. Như vậy, sản phẩm vào thị trường nước ngoài cho dù là để sử dụng, không kinh doanh đều phải đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh lây nhiễm mầm bệnh cho quốc gia có hàng chuyển đến.

Theo Công ty du lịch Vietrantour đối với người nước ngoài rất thích các món ăn, sản phẩm mang phong vị dân gian, nổi tiếng, tuy nhiên các sản phẩm này phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tuy nhiên, đặc sản của Việt Nam rất nhiều, chỉ riêng các loại hạt và trái cây sấy khô có đến hàng chục mặt hàng. Nhưng tìm được mặt hàng bày bán tại các nơi khách du lịch đến tham quan đông như chợ Đồng Xuân, Hà Nội có đủ các điều kiện kể trên rất khó. Thậm chí nhiều hàn hoá không nhãn mác. Khi hỏi thì người bán bảo đó là hàng Việt Nam thì khách biết đó là hàng Việt, còn nơi nào sản xuất thì không có.
 Bất kỳ sản phẩm hàng hoá nào của Hàn Quốc bán cho khách du lịch đều được niêm yết giá.
 Một hộp kem của Nga bán tại Trung tâm mua sắm của Nga không có vỏ hộp, nhưng trên thân nó đều mang đủ tem nhãn để khách du lịch đem đi ra nước ngoài. Việt Nam cần lắm những sản phẩm bán cho khách nước ngoài hội tụ đủ các yếu tố như vậy.
Như vậy, xuyên suốt từ bài 1 đến bài 4, phóng viên đã nói đến nhu cầu của du khách là rất lớn. Nhưng với khách du lịch, ngoài việc đi tham quan là mua sắm các đặc sản của địa phương, vùng miền. Do thời gian đi gấp gáp, họ không thể làm thủ tục qua nhiều cửa để vận chuyển được hàng ra khỏi Việt Nam và đảm bảo an toàn cho hàng hoá khi về đến nước họ. Hàng hoá phải có sự đảm bảo về chất lượng, giá cả minh bạch rõ ràng về xuất xứ và dịch vụ “tất cả trong 1”; thậm chí du khách mua nhiều chỉ trả tiền và đem sản phẩm về khi đã được đóng gói hoàn thiện; những mặt hàng tươi sống còn được giao tại nơi làm thủ tục sân bay; điều này không chỉ có DN, cá nhân sản xuất, kinh doanh mà có sự giúp sức của cả hệ thống các cơ quan nhà nước.