Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tìm thuốc chữa bệnh viển vông

Kinhtedothi - Có một nghịch lý là ở thời chiến, điều kiện tác nghiệp khó khăn nhưng lại có nhiều bức ảnh xuất sắc ra đời. Trong khi càng ngày điều kiện sáng tác càng thuận lợi, thì lại khó tìm được tác phẩm "ảnh đinh", "ảnh mẫu" để tôn vinh.
Vì nguyên cớ ấy mà tuần qua, giới nhiếp ảnh Hà Nội đã ngồi lại với nhau trong một cuộc bàn tròn "Nhiếp ảnh nghệ thuật với thực tiễn cuộc sống".

Lối mòn và sự viển vông

Từ xưa, Hà Nội đã là cái nôi nhiếp ảnh của cả nước: Năm 1869 cụ Đặng Huy Trứ mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường ở phố Thanh Hà; năm 1892 cụ Nguyễn Đình Khánh mở hiệu ảnh Khánh Ký ở phố Hàng Da và hướng nghiệp cho hàng trăm dân làng Lai Xá theo nghề. Minh chứng là từ ngày Thủ đô giải phóng (năm 1954), các tay máy Hà Nội đã chung sức tiếp cận cuộc sống mới. Nhờ đó, những "đứa con" mang tên nhiếp ảnh như: "Hà Nội đón chào trung đoàn Thủ đô trở về" (Vũ Minh), "Mùa thu hoạch" (Đức Như), "Thanh niên trên công trường" (Tân Sơn)... đã kịp thời phản ánh về những ngày hòa bình vừa được lập lại trên miền Bắc, người dân Thủ đô thi đua học tập, lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống và đấu tranh thống nhất đất nước. Đến giai đoạn chống chiến tranh phá hoại (1964 - 1975), những người cầm máy lại bám sát trận địa ghi lại những chiến tích của quân và dân Thủ đô như: "Tự vệ Hà Nội bảo vệ cầu Long Biên" (Mai Nam), "Phúc Tân kêu gọi trả thù" (Vũ Ba), "Công nhân Hà Nội thời chống chiến tranh phá hoại" (Xuân Liễu)... Và từ năm 1975, các "tay máy" tiếp tục đi đến nông thôn, các nhà máy, công trường phản ánh mọi mặt trong cuộc sống xã hội của Nhân dân Hà Nội và cả nước, cho ra đời những tác phẩm mang tính thời đại. Tiêu biểu như "Thắp sáng dòng điện mùa xuân" (Phạm Công Thắng), "Đêm Long Biên" (Hoàng Minh), "Em yêu hòa bình" (Như Hảo)... 
Tác phẩm “Đêm Long Biên” của Nhiếp ảnh gia Hoàng Minh.
Tác phẩm “Đêm Long Biên” của Nhiếp ảnh gia Hoàng Minh.
 
Thế nhưng, theo NSNA Đặng Đình An - Chủ tịch Hội NSNA Hà Nội: "Thời gian gần đây, nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung vẫn quẩn quanh những môtíp quen thuộc, chưa có đột phá mới. Nhiều tác phẩm xa rời cuộc sống, không theo kịp thời đại. Vì thế mà nhiều những đứa con tinh thần tại các cuộc triển lãm ảnh không gây được ấn tượng đối với khách xem, khiến người ta phải buông lửng một câu: "không có gì mới". Chính vì thế, đã dẫn đến tình trạng không ít ảnh đoạt giải cao tại các cuộc thi từ cấp khu vực trở lên gây bức xúc trong dư luận". Điều này cũng được NSNA Lê Hồng Linh - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam khẳng định: "Tại nhiều cuộc thi có nội dung chủ đề rất "kêu", nhưng khi thẩm định thì không có tác phẩm nào đáp ứng được mong mỏi của Ban tổ chức và Hội đồng giám khảo. Ảnh thỏa mãn được nội dung thì hình thức nghệ thuật quá yếu, ảnh như vậy chỉ để truyền tin chứ không truyền cảm được. Vì thế, rất nhiều giải Nhất, Huy chương Vàng không tìm được chủ nhân". Có thể nói, xa rời thực tiễn cuộc sống, hay viển vông là căn bệnh ngày càng nặng ở giới nhiếp ảnh. 

Định dạng cuộc sống

Nói đến vai trò của nhiếp ảnh, nghệ sĩ Vũ Văn Cảnh kể câu chuyện cảm động khi đến Yên Thành (một huyện nghèo của tỉnh Nghệ An). Cả huyện có 3.570 liệt sĩ và hiện tại cũng có bằng ấy bức ảnh chân dung do nhà nhiếp ảnh Phan Duật chụp trước lúc họ nhập ngũ, hiện đang được các gia đình nâng niu, lưu giữ. Nhiếp ảnh là nghệ thuật phản ánh những lát cắt rất mỏng của cuộc sống, nhưng giá trị vô cùng lớn lao và có thể trường tồn cùng thời gian. Chính những khoảnh khắc mà nhiếp ảnh "định dạng" được (hay "chộp" được) là những điển hình của diễn biến, sự việc, con người, cảnh quan… 

 Hiện, rất nhiều vấn đề, nhiều quan điểm lý luận nhiếp ảnh vẫn chưa làm thỏa lòng các nhà cầm máy, trong đó có cả những mâu thuẫn. Trong khi đó, cuộc sống thực vẫn vận động và phát triển mà không mảy may chú ý đến những tranh luận ấy. Không ít nghệ sĩ đồng tình, việc định dạng được điển hình cuộc sống chính là "thuốc" chữa "bệnh" viển vông của nhiếp ảnh. Như NSNA Phạm Hùng Cường quan niệm: "Trong chiến tranh, người nghệ sĩ phải ghi lại những khoảnh khắc ở chiến trường, sản xuất ở hậu phương, sơ tán… Còn ở thời bình, nhiệm vụ của người cầm máy là ca ngợi hoạt động sản xuất, tình yêu lao động, sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp… Mà trong đó, vai trò của những doanh nhân, người làm kinh tế, các nhà khoa học, trí thức là rất lớn. Nhưng từ rất lâu, văn nghệ sĩ ít hướng nghệ thuật tới đối tượng này". Bên cạnh đó, nghệ sĩ Hồng Trọng Mậu cho rằng, đối với những bức ảnh mang hơi thở cuộc sống, các nghệ sĩ cũng cần quan tâm đến hình thức nghệ thuật, tức là chăm chút bố cục, ánh sáng, chất lượng ảnh. 

Dù chưa được chứng minh trong thực tế, song thuốc chữa bệnh được kê ra từ cuộc bàn tròn đã phần nào giải tỏa được những vấn đề còn gây tranh cãi trong giới nhiếp ảnh đương đại.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ