Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tín dụng chính sách tại vùng khó khăn đạt hơn 38.000 tỷ đồng

Kinhtedothi - Tính đến hết tháng 10/2015, tổng doanh số cho vay theo các chương trình tín dụng tại vùng khó khăn đạt trên 38.404 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về xóa đói giảm nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) đã tích cực triển khai Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Tín dụng chính sách tại vùng khó khăn đạt hơn 38.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa.
Tín dụng chính sách tại vùng khó khăn đạt hơn 38.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa.
Tính đến hết tháng 10/2015, tổng doanh số cho vay theo các chương trình tín dụng tại vùng khó khăn đạt trên 38.404 tỷ đồng.

Theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn được vay tối đa 30 triệu đồng/hộ không phải đảm bảo tiền vay và tối đa 100 triệu đồng/hộ có đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay là 9,0%/năm. Đối tượng được xem xét, vay vốn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg là các hộ gia đình không thuộc diện hộ nghèo (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

Tính đến 31/10/2015, đã có khoảng 1.776.000 lượt khách hàng được vay vốn theo chương trình tín dụng này với tổng doanh số đạt 37.401 tỷ đồng; trên 677.000 khách hàng còn dư nợ tại NHCSXH với tổng dư nợ 15.237 tỷ đồng; nợ quá hạn chỉ chiếm 0,29% tổng dư nợ.

Theo chương trình tín dụng tại Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg, thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được vay tối đa đến 100 triệu đồng (vay trên 30 triệu đồng phải có đảm bảo tiền vay), tổ chức kinh tế được vay tối đa đến 500 triệu đồng, lãi suất cho vay là 9,0%/năm.

Mục tiêu của chương trình tín dụng này là phát triển thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước.

Tính đến 31/10, có gần 30.000 lượt khách hàng đã được vay vốn theo chương trình tín dụng này với tổng doanh số đạt 1.003 tỷ đồng; khoảng 8.400 khách hàng còn dư nợ tại NHCSXH với tổng dư nợ 257 tỷ đồng; tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,34% tổng dư nợ.

Việc triển khai thực hiện các chương trình tín dụng theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức thương mại tại vùng khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế và làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của vùng miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ