Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tín dụng năm 2012 sẽ tăng trưởng khoảng 13%

KTĐT - Theo HSBC, Chính phủ đã thắt chặt tăng trưởng tín dụng thông qua việc tăng lãi suất và áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác. Thêm nữa, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách để quy định việc kinh doanh vàng cũng như đồng ngoại tệ.
HSBC vừa có báo cáo về triển vọng thị trường Việt Nam trong tháng 6/2012. Theo đó, nhóm phân tích của HSBC dự đoán tín dụng năm 2012 sẽ tăng trưởng khoảng 13%, thay vì 15-17% Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đặt ra từ đầu năm.

Báo cáo phân tích, tốc độ tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam trong suốt thập niên vừa qua thường cao hơn mức tăng trưởng trung bình 7% giờ đây đã chậm lại do các biện pháp thắt chặt được áp dụng trong năm 2011 để kiềm chế lạm phát cao.

Kết quả là, tín dụng trong năm 2011 và đầu năm 2012 đã sụt giảm do lãi suất cho vay cao, doanh nghiệp thiếu tài sản bảo đảm để tiếp cận nguồn vốn vay và nhu cầu tiêu dùng thấp.

Theo HSBC, Chính phủ đã thắt chặt tăng trưởng tín dụng thông qua việc tăng lãi suất và áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác. Thêm nữa, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách để quy định việc kinh doanh vàng cũng như đồng ngoại tệ. Những biện pháp đó đã kiềm chế thành công lạm phát bằng việc kéo giảm nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu về vàng và đô la Mỹ.

Theo HSBC, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng phương thức quản lý tín dụng thận trọng nhằm đảm bảo rằng chỉ những tổ chức có thể quản lý rủi ro tốt mới được nới các khoản vay đến mức cao nhất là 17%.

HSBC cho rằng, nhìn chung, sự suy giảm tuy là một tiến trình đầy căng thẳng và thách thức trong ngắn hạn nhưng lại giúp Chính phủ có đạt được tiến bộ qua những biện pháp cải cách đã thực hiện trong thời gian qua.

Tuy không mong đợi nhưng tăng trưởng kinh tế chậm đã khiến Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến những lĩnh vực kinh tế không hiệu quả và áp dụng nhiều biện pháp cải cách. Nếu không có sự suy giảm, một số vấn đề có thể trở nên trầm trọng hơn. Một ví dụ điển hình là việc suy giảm kinh tế làm bộc lộ rõ sự kém hiệu quả trong đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là sự phụ thuộc cao độ của nền kinh tế vào mức tăng trưởng tín dụng để duy trì sự phát triển.

Theo báo cáo, do sụt giảm về tăng trưởng nên vấn đề nợ xấu hiện là tâm điểm chú ý khiến Chính phủ phải kiên quyết thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng từ 2,2% năm 2010 lên 3,6% năm 2011. Nguy cơ này sẽ có xu hướng tăng cao hơn trong năm nay.

HSBC nhận định, việc ưu tiên ổn định nền kinh tế vĩ mô và cải thiện chất lượng tăng trưởng là bước đi mới nhất của Chính phủ theo đúng định hướng trong thời điểm này để hóa giải nút thắt cổ chai của nền kinh tế như cải thiện kỹ năng của lực lượng lao động, xóa bỏ các thủ tục hành chính rườm rà và tăng cường sản xuất thực phẩm và năng lượng.

HSBC cho rằng, những nỗ lực cải cách này cộng với nhiều biện pháp khác nữa trong tương lai sẽ rất cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trên những nền tảng thuận lợi của mình. Nếu không có những giải pháp trên, Việt Nam sẽ bị rơi vào vòng luẩn quẩn trong đó bao gồm việc tiếp tục bảo trợ cho các hoạt động sản xuất kém hiệu quả, tăng trưởng tín dụng mở rộng và tình hình lạm phát bất ổn./.

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin tức kinh tế 28/5: chung cư cũ tăng giá mạnh

Tin tức kinh tế 28/5: chung cư cũ tăng giá mạnh

28 May, 07:28 PM

Kinhtedothi – Giá vàng tiếp đà lao dốc; chung cư cũ tăng giá mạnh; VCCI kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 28/5.

Ngân hàng đối mặt áp lực nợ xấu tăng

Ngân hàng đối mặt áp lực nợ xấu tăng

27 May, 08:20 AM

Kinhtedothi- Tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại trong quý I/2025. Việc luật hóa quy định cho phép ngân hàng thương mại được thu giữ tài sản đảm bảo (TSĐB) tại Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu và hài hòa hóa quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ