Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tín hiệu tích cực từ giải ngân vốn đầu tư công

Kinhtedothi – Bộ Tài chính ước tính giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nhìn vào con số này cho thấy tín hiệu tiến độ giải ngân đã bắt đầu có sự tăng tốc.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, lũy kế giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/3 là 80.306,8 tỷ đồng, đạt 8,95% kế hoạch, đạt 9,72% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) là 2.986,6 tỷ đồng (đạt 13,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 30/4 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2024 đạt 15,64% kế hoạch và đạt 16,64% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó, CTMTQG là 4.707,3 tỷ đồng (đạt 21,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng.

Như vậy, so với tỷ lệ giải ngân trong 3 tháng đầu năm (tháng 1 đạt 1,26%; tháng 2 đạt 5,43%, tháng 3 đạt 9,72% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), tiến độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu có sự tăng tốc, bắt kịp tiến độ so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trong 4 tháng năm 2025, có 10/47 Bộ, cơ quan T.Ư và 35/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Một số Bộ, cơ quan T.Ư có tỷ lệ giải ngân trên 20% như: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (86,43%); Đài Tiếng nói Việt Nam (73,82%); Ngân hàng Chính sách xã hội (41,16%); Bộ Công an (27,24%); Hội Liên hiệp phụ nữ (20,66%) và các địa phương giải ngân trên 30% như: Phú Thọ (44,39%); Lào Cai (43,45%); Thanh Hóa (39,147%); Hà Nam (38,44%); Bắc Kạn (32,61%)…

Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm, nhiều Bộ, cơ quan T.Ư và địa phương chưa giải ngân (9 Bộ, cơ quan T.Ư, bao gồm: Văn phòng Chủ tịch nước, Thanh tra Chính phủ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Kiểm toán Nhà nước...) hoặc giải ngân rất thấp (15 Bộ, cơ quan T.Ư giải ngân dưới 5% như: Bộ KH&CN, Bộ Ngoại giao; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đại học quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh...

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, tập trung ở 5 nhóm: khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách; liên quan đến phân bổ vốn; trong tổ chức thực hiện; khó khăn về nguồn thu ngân sách địa phương và các khó khăn liên quan đến Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Để bảo đảm giải ngân vốn đầu tư công năm nay đạt 100% như Thủ tướng giao, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, ngành và địa phương báo cáo chi tiết về những vấn đề vướng mắc, khó khăn liên quan đến từng dự án và nhiệm vụ triển khai.

Cụ thể, các vướng mắc có thể bao gồm: vấn đề thể chế, những khó khăn trong tổ chức thực hiện và các đề xuất về nhiệm vụ, giải pháp, thẩm quyền xử lý các vướng mắc này.

Đồng thời rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai, đặc biệt đối với các dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, trải dài trên nhiều địa phương, thời gian thi công gấp rút… cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, phân công rõ trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành đảm bảo khoa học, hiệu quả công việc...

Vốn đầu tư công sẽ được đẩy mạnh vào nền kinh tế

Vốn đầu tư công sẽ được đẩy mạnh vào nền kinh tế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Báo chí và sứ mệnh truyền thông chính sách

Báo chí và sứ mệnh truyền thông chính sách

30 Apr, 12:40 PM

Kinhtedothi - Thực tiễn phát triển cho thấy, báo chí đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước xây dựng và thực thi. Truyền thông chính sách là sứ mệnh đặc biệt của báo chí, nhất là trong bối cảnh thông tin đa chiều hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ