Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm người ViệtBộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chính thức được Chính phủ cho phép làm các thủ tục hồ sơ đối với “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" gửi tới UNESCO nhằm công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (gọi chung là thờ Mẫu) có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Nó xuất phát từ đời sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, thịnh vượng, may mắn, cho gia đình, xã hội, cộng đồng và là một nhu cầu đời sống tâm linh của người Việt.
Hình ảnh hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, đông đảo người dân đến dự. |
Các vị anh hùng, thánh nhân được nhân dân tôn thờ có trong tín ngưỡng thờ mẫu. |
Theo chị Ngọc Diệp, quận Ba Đình (Hà Nội) chia sẻ: Thờ Mẫu gắn liền với mong muốn của người dân. Tất cả những vị thánh, như thánh Mẫu, thánh Tứ phủ là những nhân vật được nhân dân ta tôn thờ, thể hiện từ xa xưa ông cha ta đã luôn dạy cho con cháu hướng đến là một người có đủ các đức tính văn, võ song toàn.
Theo Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian chia sẻ: Tín ngưỡng thờ Mẫu có 4 nội dung gắn với cộng đồng, đó là: Thờ Mẫu là lẽ tự nhiên của người Việt; mang đến 3 điều ước muốn không đổi cho con người là phúc-lộc-thọ; tâm linh hóa tín ngưỡng hướng đến sự đồng điệu, hoà thuận bên trong và bên ngoài, kết tinh là chủ nghĩa yêu nước.Nhìn tổng thể các vị thần, thánh mà nhân dân ta tôn thờ trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu hết là những nhân vật lịch sử có công với dân tộc hay được dân tộc lịch sử hóa, ví dụ như: Đức thánh Trần (hay gọi là Trần Hưng Đạo)…Lời văn mang âm hưởng dân gianTín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam phát triển nhiều nhất là ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, từ đồng bằng đến miền núi. Các đền, phủ có ở khắp các tỉnh thành của cả nước. Có những ngôi đền thờ riêng, nhưng cũng có nơi thờ chung với khuôn viên của chùa.
Tín ngưỡng thờ mẫu không thể thiếu hát cung văn. |
Người dân hát theo, đây là thể hiện nét văn hóa cộng động. |
Sự chuyển tải lời văn qua hát cung văn là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam, gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo). Bằng lời văn trau chuốt, nghiêm trang, mang ý nghĩa thỉnh cầu, mong ước những điều tốt đẹp đến với cuộc sống; cầu cho quốc thái, dân an, hạnh phúc, đủ đầy, …
Chính vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu đang hướng đến những điều tốt đẹp cho xã hội, lồng trong lời thỉnh cầu là lời răn dạy cho chúng ta có tâm và dạy con cháu phấn đấu học hành trở thành người có văn, võ toàn tài để xây dựng đất nước.