TikTok bổ sung tính năng hạn chế lan truyền video gây hiểu lầm
Tinh năng mới này của TikTok nhằm giúp hạn chế sự gia tăng các nội dung gây hiểu lầm trên nền tảng của mình. Những video có khả năng gây hiểu nhầm sẽ được gắn cờ và hiển thị cho người dùng lời nhắc khi chia sẻ những video này.
TikTok bổ sung tính năng hạn chế lan truyền video gây hiểu lầm |
Những video có nội dung chưa được xác minh hoặc kết quả xác minh sự thật không thể kết luận sẽ được thông báo hoặc sẽ xóa thông tin sai lệch. Điều này sẽ giúp cho Tiktok đánh giá tính chính xác của nội dung người dùng đăng tải.
Một số trường hợp như trong các các sự kiện trực tuyến, nội dung chưa thể xác minh thì những video này sẽ được đề xuất vào nguồn cấp dữ liệu Forr You của bất gì ai để hạn chế việc lan truyền thông tin có khả năng gây hiểu lầm.
Để làm được điều này, TikTok đã hợp tác với các tổ chức xác minh tính xác thực như PolitiFact, Lead Stories và SciVerify để xem xét một số video nhất định. Ngoài biểu ngữ hiển thị cho người dùng, chủ sở hữu nội dung sẽ nhận được thông báo cho biết video của họ đã bị gắn cờ là gây hiểu lầm. Nếu người dùng cố gắng chia sẻ nội dung bị gắn cờ, họ sẽ thấy một thông báo bật lên hỏi họ có muốn chia sẻ video đó không ngay cả khi video đó không được chứng minh.
Tính năng này sẽ được tung ra toàn cầu trong những tuần tới, bắt đầu từ hôm nay tại Mỹ và Canada. Nó được thiết kế và thử nghiệm với Irrational Labs, một phòng thí nghiệm khoa học hành vi và là sự tiếp nối công việc đang diễn ra của chúng tôi nhằm nâng cao khả năng hiểu biết của phương tiện truyền thông.
Facebook bị chặn ở Myanmar
Một số người dùng trên Subreddit của Myanmar đã báo cáo về sự cố không thể truy cập vào Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp. Sự cố này liên quan đến lệnh cấm của chỉnh phủ quân sự nước này, yêu cầu các nhà khai thác viễn thông ở Myanmar đã bắt đầu tạm thời chặn các dịch vụ của Facebook cho đến ngày 7/2.
Facebook bị chặn ở Myanmar |
Chính phủ mới của Myanmar cáo buộc rằng Facebook đang góp phần gây ra bất ổn ở nước này. Trong số hơn 50 triệu người sống ở Myanmar, khoảng 27 triệu người là người dùng Facebook. Việc chặn này được NetBlocks, công ty theo dõi việc sử dụng internet toàn cầu, báo cáo rằng nhà khai thác viễn thông thuộc sở hữu nhà nước MPT đang điều hành thị trường, đã thực hiện chặn dịch vụ của Facebook trên mạng của họ.
Người phát ngôn của Facebook cho biết công ty cho biết quyền truy cập vào Facebook hiện đang bị gián đoạn đối với một số người và đang yêu cầu các nhà chức trách khôi phục kết nối để mọi người ở Myanmar có thể liên lạc với gia đình và bạn bè hay truy cập thông tin quan trọng.
Facebook cũng cho biết là theo dõi chặt chẽ các sự kiện chính trị ở Myanmar, cũng như nỗ lực để ngăn chặn thông tin và nội dung sai lệch có thể kích động thêm căng thẳng.
Ở Myanmar, Facebook có một lịch sử phức tạp, Facebook đã bị đổ lỗi vì không có những hành động để ngăn chặn các thông tin sai lệch trong nước, trong đó một báo cáo nhân quyền năm 2018 cho thấy Facebook đã giúp khuếch đại các lời kêu gọi bạo lực ở nước này.