Tin tức hấp dẫn nhất trên báo in số 25 ra ngày 8/2/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhân rộng công viên "mở" tại Hà Nội: Thêm không gian xanh đáng sống; Tăng kiểm tra công vụ, bảo đảm kỷ cương hành chính... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 8/2/2023.

Trang nhất số báo 25 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 8/2/2023.
Trang nhất số báo 25 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 8/2/2023.

Nhân rộng công viên "mở" tại Hà Nội: Thêm không gian xanh đáng sống

Sau hơn 1 tháng dỡ bỏ một đoạn hàng rào, chuyển Công viên Thống Nhất từ công viên "đóng" sang "mở" không chỉ xóa bỏ rào cản, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với không gian công cộng mà còn góp phần phát huy giá trị đích thực của không gian xanh, nâng chất lượng cảnh quan đô thị. Từ kết quả tích cực ban đầu, Hà Nội đã và đang tiếp tục  nhân rộng các công viên, vườn hoa "mở" trong thời gian tới.

Cổng chính Công viên Thống Nhất nằm bên mặt đường Trần Nhân Tông. Ảnh: Giang Huy
Cổng chính Công viên Thống Nhất nằm bên mặt đường Trần Nhân Tông. Ảnh: Giang Huy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Thường xuyên giám sát tình hình kinh tế vĩ mô

Sáng 7/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc của lãnh đạo Quốc hội với Thường trực các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Phạm Thắng

Ứng dụng công nghệ số quảng bá di sản lễ hội đình Chử Xá 

Sáng 7/2 (tức 17 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức khai hội làng Chử Xá; công bố quyết định Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tới dự có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chúc mừng địa phương đón nhận quyết định lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Quang Thái
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chúc mừng địa phương đón nhận quyết định lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Quang Thái

Tăng kiểm tra công vụ, bảo đảm kỷ cương hành chính

Thực hiện chỉ thị, kế hoạch của UBND TP Hà Nội về kiểm tra công vụ tại các cơ quan hành chính ngay trong những ngày làm việc sau nghỉ Tết Quý Mão 2023, ngày 7/2, Đoàn kiểm tra công vụ TP do Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đinh Mạnh Hùng làm Phó trưởng đoàn Thường trực đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại quận Hà Đông.

Đoàn kiểm tra công vụ của TP kiểm tra đột xuất UBND phường Phú Lãm, UBND quận Hà Đông Ảnh: Thùy Linh
Đoàn kiểm tra công vụ của TP kiểm tra đột xuất UBND phường Phú Lãm, UBND quận Hà Đông Ảnh: Thùy Linh

Sớm hoàn thiện các dự án đầu tư xây mới, cải tạo công viên 

Ngày 7/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có buổi làm việc, kiểm tra tiến độ một số dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công viên trên địa bàn TP.

Phó Chủ tịchUBNDTPHàNộiDương ĐứcTuấn kiểm tra bản vẽ và hiện trạng thực tế của dự án đầu tư Công viên hồ điều hòa CV1. Ảnh: CôngTrình
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn kiểm tra bản vẽ và hiện trạng thực tế của dự án đầu tư Công viên hồ điều hòa CV1. Ảnh: Công Trình

Năm 2023, mục tiêu GDP tăng 6,5%:  Thách thức nhưng khả thi

Để tiếp tục phục hồi, phát triển kinh tế trong năm 2023, Quốc hội đã đặt ra mục tiêu GDP đạt khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%... Mục tiêu này tạo ra những kỳ vọng, nhưng cũng có những vấn đề đặt ra khi thực hiện.

Mục tiêu GDP năm 2023 nhiều khả thi. Ảnh: Hải Linh
Mục tiêu GDP năm 2023 nhiều khả thi. Ảnh: Hải Linh

Lãi suất “kìm chân” doanh nghiệp bất động sản

Theo nghiên cứu của Savills Việt Nam, chính sách tín dụng siết chặt khiến những quy trình hành chính để các dự án được thông qua và phát triển chậm lại. Nguồn tiền hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng giảm đáng kể, khiến chủ đầu tư cũng như người mua nhà cùng gặp khó khăn.

Khách hàng giao dịch tại HD Bank. Ảnh: Việt Linh
Khách hàng giao dịch tại HD Bank. Ảnh: Việt Linh

Giảm ùn tắc nhờ biển báo thông minh

Một tuyến đường tại Hà Nội đang thí điểm lắp đặt biển báo giao thông thông minh, nhằm giảm thiểu ùn tắc, mất ATGT. Hiệu quả bước đầu đem lại khá tích cực, được người dân quan tâm, ủng hộ.

Hệ thống camera thông minh cảnh báo các phương tiện quá khổ từ xa, không đi lên cầu tại cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc. Ảnh: Trần Thanh
Hệ thống camera thông minh cảnh báo các phương tiện quá khổ từ xa, không đi lên cầu tại cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc. Ảnh: Trần Thanh

Quận Thanh Xuân: Tập trung xử lý vi phạm giao thông, trật tự đô thị

Ngày 7/2, Công an quận Thanh Xuân tổ chức Lễ ra quân thực hiện “Năm ATGT, bảo đảm trật tự ATGT, trật tự đô thị” và triển khai Chuyên đề nồng độ cồn trên địa bàn quận Thanh Xuân năm 2023.

Lực lượng chức năng quận Thanh Xuân xử lý vi phạm trật tự đô thị tại phố NguyễnThị Định.
Lực lượng chức năng quận Thanh Xuân xử lý vi phạm trật tự đô thị tại phố NguyễnThị Định.

Siết chặt quản lý trật tự xây dựng

Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực xây dựng những năm qua luôn được TP Hà Nội quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, DN.

Lực lượng chức năng tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm trên đất nông nghiệp ở huyện Quốc Oai. Ảnh: Quốc Hưng
Lực lượng chức năng tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm trên đất nông nghiệp ở huyện Quốc Oai. Ảnh: Quốc Hưng

Lập Quy hoạch Thủ đô kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050: Tăng tốc giai đoạn nước rút 

Hà Nội đang bước vào giai đoạn nước rút thực hiện những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong lĩnh vực quy hoạch. Trong đó, công tác lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (gọi tắt là Quy hoạch Thủ đô) với khối lượng công việc khổng lồ, nhiều vấn đề khó, mới, chưa có tiền lệ nên để hoàn thành theo đúng yêu cầu tiến độ đang là một thách thức rất lớn.

Không gian Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Hữu Thắng
Không gian Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Hữu Thắng

Bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ: Những ưu tiên hàng đầu mùa lễ hội

Sau 3 năm gián đoạn vì dịch bệnh, những ngày đầu năm 2023, nhiều lễ hội mùa xuân có quy mô lớn và kéo dài đã khởi động trở lại. Cùng với không khí khẩn trương, háo hức thì công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách được nhiều quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội, ban tổ chức lễ hội các địa phương quan tâm, đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ.

Hướng dẫn đảm bảo an toàn PCCC tại một cửa hàng ăn uống ở chùa Hương. Ảnh: Hồng Sơn
Hướng dẫn đảm bảo an toàn PCCC tại một cửa hàng ăn uống ở chùa Hương. Ảnh: Hồng Sơn

Có một “Đà Lạt thu nhỏ” ở Côn Sơn

Trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc ở TP Chí Linh của tỉnh Hải Dương, núi Ngũ Nhạc là một địa danh đầy sức hấp dẫn. Không chỉ có cảnh quan đẹp, Ngũ Nhạc còn mang trong mình một tiểu vùng khí hậu mát mẻ, trong lành khiến nhiều người thích thú.

Đoàn lễ tế trời, đất di chuyển lên núi Ngũ Nhạc linh từ. Ảnh: Tiến Huy
Đoàn lễ tế trời, đất di chuyển lên núi Ngũ Nhạc linh từ. Ảnh: Tiến Huy

Năm 2023, Hà Nội đặt chỉ tiêu tạo 162.000 việc làm: Nhiều giải pháp kết nối cung - cầu  lao động

Để giải quyết việc làm cho 162.000 người lao động trong năm 2023, TP Hà Nội đề ra nhiều giải pháp, quan trọng nhất là tăng cường kết nối cung - cầu lao động và tập trung nguồn lực cho các đối tượng vay vốn giải quyết việc làm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH).

Đăng ký, tư vấn tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Mỹ Trang
Đăng ký, tư vấn tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Mỹ Trang

Tất bật gieo cấy lúa Xuân

Thời điểm này, nông dân Hà Nội tất bật xuống đồng lấy nước, làm đất, gieo cấy lúa vụ Xuân với kỳ vọng vào một vụ mùa thắng lợi.

Gieo cấy lúa Xuân tại huyện Đan Phượng. Ảnh: Tuấn Anh
Gieo cấy lúa Xuân tại huyện Đan Phượng. Ảnh: Tuấn Anh

Thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Thế giới dồn sứccứu hộ và khắc phục hậu quả

Các quốc gia đang gấp rút gửi viện trợ đến Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau thảm họa động đất mạnh 7,8 độ richter hôm 6/2 đã khiến gần 5.000 người thiệt mạng - theo các báo cáo mới nhất từ ​​các quốc gia chịu thiệt hại.

Lực lượng cứu hộ quốc tế phối hợp địa phương vẫn đang chạy đua vớithời gian để cứu nhiều nạn nhân còn mắc kẹt. Ảnh: AFP
Lực lượng cứu hộ quốc tế phối hợp địa phương vẫn đang chạy đua với thời gian để cứu nhiều nạn nhân còn mắc kẹt. Ảnh: AFP