Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức hấp dẫn nhất trên báo in số 29 ra ngày 13/2/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hà Nội ưu tiên phát triển thành đô thị thông minh, tăng cường liên kết vùng; Hiệu quả khi dân vận luôn đi trước tạo sự đồng thuận... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 13/2/2023.

Trang nhất số báo 29 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 13/2/2023.
Trang nhất số báo 29 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 13/2/2023.

Xây dựng đồng bằng sông Hồng trở thành vùng động lực phát triển hàng đầu của cả nước: Đòi hỏi tư duy, cách làm mới

Sáng 12/2,tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng với chủ đề "Liên kết phát triển - Đổi mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Dương Giang
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Dương Giang

Hà Nội ưu tiên phát triển thành đô thị thông minh, tăng cường liên kết vùng

Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ ngày của Bộ Chính trị ngày 12/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có tham luận nêu rõ những định hướng cụ thể hóa củaThủ đô trong triển khai nhiệm vụ thời gian tới.

Chủ tịch UBNDTP Hà Nội trao chứng nhận đầu tư, Biên bản ghi nhớ tới các DN và đối tác tại hội nghị. Ảnh: Dương Giang
Chủ tịch UBNDTP Hà Nội trao chứng nhận đầu tư, Biên bản ghi nhớ tới các DN và đối tác tại hội nghị. Ảnh: Dương Giang

Hiệu quả khi dân vận luôn đi trước tạo sự đồng thuận

Học và làm theo tư tưởng của Bác, bằng những cách làm cụ thể, mô hình hay, công tác dân vận tại TP Hà Nội năm 2023 tiếp tục sâu sát hơn, gắn bó hơn với các cấp chính quyền cơ sở. Qua đó, góp phần vào những vấn đề đang được quan tâm như trật tự đô thị, GPMB…

Nhờ làm tốt công tác dân vận, các hộ dân xã Khánh Hà, huyện Thường Tín đồng lòng ký biên bản chấp thuận GPMB dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Ảnh: Tô Quý
Nhờ làm tốt công tác dân vận, các hộ dân xã Khánh Hà, huyện Thường Tín đồng lòng ký biên bản chấp thuận GPMB dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Ảnh: Tô Quý

Khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu của thanh niên Thủ đô

Sáng 12/2, Ban Bí thư T.Ư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã làm việc với Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội về chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2023. Tham dự buổi làm việc có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Công Hùng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Công Hùng

2023 - năm “thanh lọc” của startup Việt

Nguồn vốn rót cho các startup Việt được dự báo sẽ tiếp đà giảm trong năm 2023, tương tự như với một năm trước đó. Nhưng điều này cũng mở ra cơ hội cho các startup phát triển bền vững thay vì “ăn xổi” trong ngắn hạn.

Khách tham quan triển lãm các sản phẩm công nghệ tại Hà Nội. Ảnh: Minh Quyết
Khách tham quan triển lãm các sản phẩm công nghệ tại Hà Nội. Ảnh: Minh Quyết

Gạo Việt giữ phong độ ngành hàng tỷ USD

Những ngày đầu tháng 2/2023, giá gạo xuất khẩu Việt Nam lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Với 80% dòng gạo thơm, chất lượng cao, cùng cách tiếp cận đa dạng thị trường, gạo Việt đang tiếp tục duy trì phong độ của mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD.

Đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Ảnh: Vũ Sinh
Đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Ảnh: Vũ Sinh

Đánh thuế bất động sản: Có chặn được nạn đầu cơ?

Đề xuất ban hành Luật Thuế bất động sản (BĐS) của Bộ Tư pháp, nếu được thông qua sẽ góp phần giúp thị trường minh bạch. Tuy nhiên, việc ban hành bộ luật này cần được nghiên cứu kỹ, Luật Thuế BĐS phải đồng bộ, đủ lớn, bao phủ được mọi hành vi của thị trường.

Đánh thuế bất động sản phải làm theo luật và đồng bộ để đảm bảo tính công bằng. Ảnh: Hải Linh
Đánh thuế bất động sản phải làm theo luật và đồng bộ để đảm bảo tính công bằng. Ảnh: Hải Linh

Bất động sản du lịch phục hồi chậm

Việc chưa thống nhất, đồng bộ quy định giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), Luật Du lịch về phương thức quản lý các BĐS nghỉ dưỡng vẫn là trở ngại lớn dẫn đến sự phục hồi chậm của phân khúc này.

Dù hoạt động du lịch đang sôi động trở lại nhưng các sản phẩm bất động sản lĩnh vực này vẫn trong tình trạng tiêu thụ khó khăn. Ảnh: Kim Liên
Dù hoạt động du lịch đang sôi động trở lại nhưng các sản phẩm bất động sản lĩnh vực này vẫn trong tình trạng tiêu thụ khó khăn. Ảnh: Kim Liên

Lộn xộn trước cổng Bệnh viện Bạch Mai

Chỉ cần vắng lực lượng, vi phạm trật tự đô thị ngay lập tức tái diễn, đó là thực trạng đang diễn ra trước cổng Bệnh viện Bạch Mai phía đường Giải Phóng - khu vực giáp ranh giữa phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng) và phường Phương Mai (quận Đống Đa).

Công tác quản lý trật tự đô thị quanh khu vực Bệnh viện Bạch Mai gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác quản lý trật tự đô thị quanh khu vực Bệnh viện Bạch Mai gặp rất nhiều khó khăn.

Ba dự án giao thông chậm trễ: Vướng giải phóng mặt bằng 

Ngày 9/2 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã trực tiếp kiểm tra tiến độ thực hiện ba dự án giao thông quan trọng gồm: Đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên (giai đoạn 2); nâng cấp, cải tạo đường Xuân Diệu;  đầu tư xây dựng đường Vành đai 3,5. Cả ba dự án đều đang chậm tiến độ vì nhiều nguyên nhân nhưng nổi bật là do vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng (GPMB).

Dự án cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên. Ảnh: Phạm Công
Dự án cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên. Ảnh: Phạm Công

Nâng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội vừa cho hay, để kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) khối chính quyền tại xã, phường, thị trấn tại TP, Sở sẽ triển khai tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ này.

Đoàn Kiểm tra công vụ TP Hà Nội kiểm tra đột xuất tại bộ phận ''một cửa'' Sở LĐTB&XH Hà Nội. Ảnh: Thùy Linh
Đoàn Kiểm tra công vụ TP Hà Nội kiểm tra đột xuất tại bộ phận ''một cửa'' Sở LĐTB&XH Hà Nội. Ảnh: Thùy Linh

Người làm sân khấu nói lên sự thật mất lòng nhau

Do thiếu hụt nhân lực, một số đơn vị phải đưa diễn viên kịch sang diễn chèo, diễn viên chèo sang diễn cải lương, diễn viên chuyên nghiệp làm công tác tuyên truyền thông tin lưu động. Tình trạng này làm thui chột kỹ năng biểu diễn của diễn viên.

Các đơn vị, nghệ sĩ, tác giả kịch bản nhận giải A cho vở diễn. Ảnh: Lại Tấn
Các đơn vị, nghệ sĩ, tác giả kịch bản nhận giải A cho vở diễn. Ảnh: Lại Tấn

Tuyển sinh đại học năm 2023: Nhiều trường tăng chỉ tiêu

Thời điểm hiện tại, khoảng 90 trường đại học trên cả nước đã thông tin đề án tuyển sinh năm 2023; trong đó có nhiều trường tăng chỉ tiêu, mở ngành mới. Dưới đây là phương án tuyển sinh của một số trường vừa công bố.

Năm 2023, Trường ĐH Mở Hà Nội tuyển 3.800 chỉ tiêu. Ảnh: Trần Oanh
Năm 2023, Trường ĐH Mở Hà Nội tuyển 3.800 chỉ tiêu. Ảnh: Trần Oanh

Chống hạn vụ Xuân cho Hà Nội: Giải pháp nào căn cơ?

Trong cả hai đợt xả tăng cường từ hồ chứa thuỷ điện, mực nước sông Hồng, sông Đà đều không bảo đảm để các trạm bơm của Hà Nội có thể vận hành. Đây được xem là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến tiến độ lấy nước sản xuất vụ Xuân 2023 của Hà Nội.

Bà con nông dân làm đất, gieo cấy vụ Xuân 2023 tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: Tùng Nguyễn
Bà con nông dân làm đất, gieo cấy vụ Xuân 2023 tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: Tùng Nguyễn

Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch

UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch số 49/KH-UBND về Phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2023, Hà Nội sẽ phát triển từ 5 - 9 mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch, tại các xã: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Duyên Thái (huyện Thường Tín), Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Duyên Hà (huyện Thanh Trì), Di Trạch (huyện Hoài Đức), Vân Hà (huyện Đông Anh), Hòa Lâm (huyện Ứng Hòa), làng nghề dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (quận Hà Đông) hoặc địa điểm khác phù hợp.

Các sản phẩm nông sản của Hà Nội được giới thiệu tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022 tại Sơn La. Ảnh: Lê Phú
Các sản phẩm nông sản của Hà Nội được giới thiệu tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022 tại Sơn La. Ảnh: Lê Phú

VNG phải giải trình khi giá cổ phiếu tăng quá cao

Bất chấp kết quả kinh doanh không mấy khả quan, cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG vẫn tăng trần nhiều phiên liên tiếp, trở thành cổ phiếu đắt đỏ nhất lịch sử chứng khoán Việt.

Khách hàng giao dịch tại Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt
Khách hàng giao dịch tại Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt

Thảm họa động đất Trung Á: Điều tồi tệ vẫn còn ở phía trước

Báo The Guardian đưa tin, ông Martin Griffiths - Phó Tổng thư ký Liên Hợp quốc (LHQ), điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của LHQ ngày 11/2 đã đến thăm những nạn nhân động đất ở TP Kahramanmaras (Thổ Nhĩ Kỳ). Ông cảnh báo số người chết trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2 có thể “tăng gấp đôi” và mô tả thảm họa “sự kiện tồi tệ nhất trong 100 năm” tấn công khu vực.

Tại một lều trú ẩn sau động đất ở Osmaniye, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh:Reuters
Tại một lều trú ẩn sau động đất ở Osmaniye, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters