Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Cuối tuần ngày 19/3

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cấp bách ổn định mặt bằng giá cả; Nguyên Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính: Số giờ làm thêm chỉ nên tăng lên tối đa 60 giờ/tháng… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 59 ra ngày 19/3/2022.

Trang nhất số báo 59 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 19/3/2022
Trang nhất số báo 59 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 19/3/2022

Cấp bách ổn định mặt bằng giá cả

Giá xăng tăng sốc, tiến sát mốc 30.000 đồng/lít đã kéo giá cả nhiều dịch vụ, mặt hàng tiêu dùng tăng theo. Cơn bão giá đang khiến người tiêu dùng phải quay cuồng thắt chặt chi tiêu, còn DN thì “đứng ngồi không yên” bởi áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu không sớm có biện pháp ổn định thị trường, ngăn chặn đà tăng giá thì mục tiêu tăng trưởng khó đạt được và lạm phát sẽ vẫn gia tăng.

Nhiều cửa hàng dịch vụ ăn uống chịu tác động kinh tế từ việc giá xăng dầu liên tục tăng. Ảnh Hải Linh
Nhiều cửa hàng dịch vụ ăn uống chịu tác động kinh tế từ việc giá xăng dầu liên tục tăng. Ảnh: Hải Linh

Nguyên Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính: Số giờ làm thêm chỉ nên tăng lên tối đa 60 giờ/tháng

Làm thêm giờ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người lao động (NLĐ). Do vậy, trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, nguyên Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính đề nghị chỉ nên tăng thời gian làm thêm lên tối đa 60 giờ/tháng, áp dụng cho một số ngành nghề.

Nguyên Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chín
Nguyên Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính.

Phát triển kinh tế đô thị Hà Nội, làm gì để tạo bước đột phá? - Bài cuối: Xác định rõ mục tiêu, ưu tiên các nguồn lực

Khu vực đô thị là nhân tố then chốt quyết định thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đô thị. Khu vực đô thị Hà Nội cũng đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa, giáo dục và y tế… Việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ tạo động lực cho đô thị phát triển kinh tế.

Quy hoạch đô thị, kinh tế xã hội để phát triển kinh tế thủ đô. Ảnh Phú Đức
Quy hoạch đô thị, kinh tế xã hội để phát triển kinh tế Thủ đô. Ảnh: Phú Đức

Kem Thủy Tạ - nơi giữ hồn cốt ẩm thực Hà Nội

Là hãng kem lâu đời nhất tại Việt Nam với gần 70 năm tuổi, Thủy Tạ là biểu tượng trong văn hóa ẩm thực Hà Nội. Trải qua bao thăng trầm, Công ty CP Thủy Tạ (đơn vị thành viên Tổng Công ty Thương mại Hà Nội) vẫn từng bước gìn giữ, phát triển sản phẩm kem của mình trong dòng chảy hội nhập.

Khách hàng mua kem Thủy Tạ. Ảnh: Hoài Nam
Khách hàng mua kem Thủy Tạ. Ảnh: Hoài Nam

Bất động sản khu công nghiệp: Duy Năm 2021, bất động sản (BĐS)

Khu công nghiệp (KCN) là “điểm sáng” duy nhất trên thị trường với mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân 15 - 18%. Bước sang năm 2022 với việc Chính phủ triển khai quyết liệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự báo BĐS KCN sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng “nóng”.

Bất động sản khu công nghiệp sẽ tăng trong năm 2022. Ảnh Công Hùng
Bất động sản khu công nghiệp sẽ tăng trong năm 2022. Ảnh: Công Hùng

Khơi dậy tiềm năng sáng tạo từ các làng nghề truyền thống

Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đề cao vai trò tập trung phát huy thế mạnh của làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, để khơi dậy được tối đa tiềm năng của làng nghề truyền thống thì cần phải phát huy nội hàm giá trị của những sản phẩm truyền thống và con người sáng tạo ra nó.

Sản phẩm mây tre đan xuất khẩu ở làng nghề Phú Túc, Phú Xuyên. Ảnh Trần Việt
Sản phẩm mây tre đan xuất khẩu ở làng nghề Phú Túc, Phú Xuyên. Ảnh: Trần Việt

Hồi sinh làng nghề Bát Tràng sau đại dịch Covid-19

Hai năm qua, làng nghề Bát Tràng cũng như bao làng nghề khác trên địa bàn Hà Nội đã phải lao đao vì dịch bệnh Covid-19. Du lịch làng nghề bị sụt giảm, lao động sản xuất gặp khó khăn. Tuy nhiên, về Bát Tràng vào những ngày giữa tháng 3/2022, chứng kiến người dân nơi đây đang từng ngày nỗ lực khôi phục sản xuất, chuyển mình hồi sinh sau một thời gian dài tạm dừng hoạt động vì đại dịch Covid-19, báo hiệu một tương lai tươi sáng hơn của một làng nghề nghìn năm tuổi.

Khách hàng lựa chọn mua sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Ảnh Thanh Hải
Khách hàng lựa chọn mua sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Ảnh: Thanh Hải

Từ bến Hải Ninh đến cảng Hải Phòng thời thuộc Pháp

Từ bến Ninh Hải bên sông Cấm, từ 1887 trở về trước thuộc địa phận tỉnh Hải Dương, một tụ điểm buôn bán, đã nhanh chóng trở thành đô thị - cảng biển Hải Phòng trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX. Cảng Hải Phòng là cửa khẩu giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp - thương mại, đầu mối giao thông, có vị trí chiến lược quân sự quan trọng trong thời thuộc Pháp.

Cảng Hải Phòng được thực dân Pháp xây dựng với quy mô lớn. Ảnh tư liệu
Cảng Hải Phòng được thực dân Pháp xây dựng với quy mô lớn. Ảnh tư liệu

Điểm đến UAE

Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là nơi hấp dẫn du khác bởi thời tiết nóng ấm, những dịch vụ ăn chơi tuyệt hảo. Nơi đây còn có nền chính trị ổn định và đặc biệt là nơi ít có sự… minh bạch tài chính. Điều này hấp dẫn các nhà giàu Nga tìm chốn đầu tư và sinh sống lâu dài, nhất là khi họ cần một chỗ để né tránh cách lệnh trừng phạt của phương Tây do xung đột Nga - Ukraine mang lại.

Một số chính phủ EU đã bắt giữ siêu du thuyền của các nhà tài phiệt Nga
Một số chính phủ EU đã bắt giữ siêu du thuyền của các nhà tài phiệt Nga.

Cô con gái út thiệt thòi

Chị là đứa em út trong nhà, ở nhà làm ruộng. Cô vốn do thua các chị của mình trên còn đường học hành nên thường chịu thua thiệt đủ bề…

Phòng ngừa đột quỵ não bằng cách nào?

Đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu ở nước ta và trên thế giới. Bệnh tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được với chế độ thuốc, ăn uống và vận động, nghỉ ngơi hợp lý.

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện đa khoa Bạch Mai. Ảnh Đỗ Hằng
Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Bạch Mai. Ảnh: Đỗ Hằng

Cần đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu vật tư y tế

Lợi dụng tình hình dịch Covid-19, nhiều đối tượng, tổ chức đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để buôn lậu các loại vật tư, thiết bị y tế. Đây là loại  hàng hóa đặc biệt vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, do đó cần đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu vật tư y tế để bảo vệ sức khỏe người dân.

Đội Quản lý thị trường số 5 Hà Nội thu giữ kít test không rõ nguồn gốc tại quận Hai Bà Trưng ngày 14-3. Ảnh Thanh Hải (2)
Đội Quản lý thị trường số 5 Hà Nội thu giữ kít test không rõ nguồn gốc tại quận Hai Bà Trưng ngày 14-3. Ảnh: Thanh Hải 

Những thay đổi sau 3 tuần chiến sự

Nga và Ukraine bắt đầu cho thấy có khả năng đạt được tiếng nói chung trong đàm phán để chấm dứt 3 tuần giao tranh gay gắt, nhưng tính trung lập của Ukraine vẫn là một điểm gây tranh cãi.

Một quân nhân Ukraine đứng gác tại một trạm kiểm soát quân sự ở thủ đô Kiev, hôm 15/3. Ảnh: AFP
Một quân nhân Ukraine đứng gác tại một trạm kiểm soát quân sự ở thủ đô Kiev, hôm 15/3. Ảnh: AFP

Vũ khí của phương Tây đến Ukraine bằng cách nào?

Trong một động thái chưa từngcó, EU đang tài trợ cho việc mua và chuyển giao vũ khí và khí tài cho Ukraine. Các nước phương Tây khác cũng cam kết giao vũ khí cho nước này. Nhưng số vũ khí này sẽ đến Ukraine bằng cách nào?

Tên lửa phòng không vác vai Stinger. Ảnh: EurAsianTimes
Tên lửa phòng không vác vai Stinger. Ảnh: EurAsianTimes