Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in ngày 25/5

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -  Chọn sách giáo khoa: Tăng giám sát để bảo đảm chất lượng; Đề xuất kéo dài thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 116 ra ngày 25/5/2022.

 

Trang nhất số báo 116 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 25/5/2022.
Trang nhất số báo 116 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 25/5/2022.

Chọn sách giáo khoa: Tăng giám sát để bảo đảm chất lượng

Càng gần năm học mới, vấn đề lựa chọn sách giáo khoa (SGK) càng được dư luận quan tâm bởi hiện có nhiều bộ SGK cùng song song tồn tại. Công tác giám sát chọn SGK làm “nóng” nghị trường Quốc hội mấy ngày gần qua cho thấy, xung quanh vấn đề SGK theo chương trình mới còn rất nhiều khoảng trống cần lấp đầy.

Bộ SGK lớp 10 sẽ đưa vào sử dụng trong năm học 2022 - 2023. Ảnh: NXBGD Việt Nam
Bộ SGK lớp 10 sẽ đưa vào sử dụng trong năm học 2022 - 2023. Ảnh: NXBGD Việt Nam

Đề xuất kéo dài thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu

Sáng 24/5, tại Kỳ họp thứ 3, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đến ngày 31/12/2023.

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội dự phiên họp sáng 24/5. Ảnh: Duy Linh
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội dự phiên họp sáng 24/5. Ảnh: Duy Linh

Tuyên dương 700 học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô

Sáng 24/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2021 - 2022. Đến dự buổi lễ có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Nguyễn Lan Hương; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, các thầy cô giáo cùng gần 700 học sinh giỏi xuất sắc đại diện gần 2,2 triệu học sinh tiêu biểu TP Hà Nội năm học 2021 - 2022.

Chủ tịch UBNDTP Chu Ngọc Anh và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao thưởng cho những học sinh đạt thành tích xuất sắc. Ảnh: Công Hùng
Chủ tịch UBND TP  Hà Nội Chu Ngọc Anh và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao thưởng cho những học sinh đạt thành tích xuất sắc. Ảnh: Công Hùng

Nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng từ T.Ư xuống cơ sở

Chiều 24/5, Đoàn kiểm tra số 01 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc - Phó Trưởng ban Thường trực làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hải
Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hải

Mạnh tay thanh lọc thị trường: Chứng khoán lấy lại niềm tin

Dù thị trường chứng khoán (TTCK) có bị ảnh hưởng ban đầu do tác động tâm lý với các thông tin thanh lọc thị trường, tuy nhiên, đa số nhà đầu tư đều đánh giá cao nỗ lực minh bạch chứng khoán của các cơ quan quản lý.

Khách hàng giao dịch tại Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt, Hà Nội. Ảnh: Hải Linh
Khách hàng giao dịch tại Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt, Hà Nội. Ảnh: Hải Linh

Rút tiền bằng căn cước công dân: Cần thêm tiện ích, bảo đảm an toàn

Việc cho phép người dân giao dịch ngân hàng thông qua thẻ căn cước công dân (CCCD) có gắn chip mang đến nhiều lợi ích. Dù vậy, nhiều người lo ngại hình thức này có an toàn không, và việc rút tiền thông qua CCCD có gây lộ thông tin và mất mát tài sản?

Dùng căn cước công dân rút tiền tại hệ thống ngân hàng tự động Digimi+. Ảnh: Thanh Xuân
Dùng căn cước công dân rút tiền tại hệ thống ngân hàng tự động Digimi+. Ảnh: Thanh Xuân

Phục hồi ngành hàng không Việt Nam: Đối mặt nhiều thách thức

Đại dịch Covid-19 để lại cho ngành hàng Việt Nam không một cú sốc lớn. Để phục hồi, ngành hàng không phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, cần có sự đồng hành của Nhà nước và DN.

Hành khách tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Vũ Điệp
Hành khách tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Vũ Điệp

Khu xử lý chất thải Xuân Sơn: Cải tiến hoạt động, đảm bảo vệ sinh môi trường

Từ tháng 7/2017 đến nay, dưới sự quản lý của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội - Chi nhánh Xuân Sơn, Khu xử lý chất thải Xuân Sơn đã có những sự thay đổi tích cực rõ rệt.

Một góc Khu xử lý chất thải Xuân Sơn. Ảnh: Việt Hải
Một góc Khu xử lý chất thải Xuân Sơn. Ảnh: Việt Hải

Mưa lớn, nhiều diện tích canh tác bị ngập úng

Đợt mưa lớn kéo dài trong hai ngày qua (23 - 24/5) trên địa bàn Hà Nội với lượng mưa có nơi lên tới 250mm đã ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích lúa Xuân và rau màu.

Nhiều diện tích lúa tại huyện Quốc Oai bị ngập trắng, thiệt hại lên tới 50% năng suất. Ảnh: Phương Nga
Nhiều diện tích lúa tại huyện Quốc Oai bị ngập trắng, thiệt hại lên tới 50% năng suất. Ảnh: Phương Nga

Thiết kế cảnh quan, kiến trúc đô thị:  Đồng bộ để tạo diện mạo văn minh

Bên cạnh những khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại được xây dựng tạo bộ mặt đô thị khang trang, Hà Nội vẫn còn nhiều khu vực dân cư, tuyến phố có hình thái cảnh quan thiếu tính trật tự, nhiều nơi còn nhếch nhác, kiến trúc thiếu đặc trưng… Nguyên nhân là do công tác thiết kế đô thị hoặc thiết kế chỉnh trang các tuyến phố hiện vẫn còn nhiều tồn tại.

Thiếu thiết kế đô thị, kiến trúc, nhiều tuyến phố rơi vào tình trạng manh mún, lộn xộn. Trong ảnh: Tuyến đường Vành đai 2 mở rộng đoạn Đại La - Minh Khai. Ảnh: Vũ Lê
Thiếu thiết kế đô thị, kiến trúc, nhiều tuyến phố rơi vào tình trạng manh mún, lộn xộn. Trong ảnh: Tuyến đường Vành đai 2 mở rộng đoạn Đại La - Minh Khai. Ảnh: Vũ Lê

Công trình vi phạm trật tự xây dựng tại 84 đường Láng: Dự kiến ngày 2/6 hoàn thành phá dỡ

Sáng 24/5, tại Hội nghị thông tin về công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) tại số 84 đường Láng (phường Ngã Tư Sở), lãnh đạo quận Đống Đa cho biết, ngày 25/5 sẽ phá dỡ công trình vi phạm này.

Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng tại số 84 đường Láng. Ảnh: Phương Mai
Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng tại số 84 đường Láng. Ảnh: Phương Mai

Hoạt động văn hóa - nghệ thuật tại Hà Nội: Những ngày sôi động đã trở lại

Thời gian qua, TP Hà Nội đã áp dụng linh hoạt các quy định thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, qua đó tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ dần khôi phục. Những ngày gần đây, nhiều chương trình văn hóa - văn nghệ lớn được tổ chức phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước, TP cũng như nhu cầu giải trí, hưởng thụ văn hóa của người dân, du khách. Thành công này không chỉ mang lại niềm vui cho ngành văn hóa, nghệ sĩ, diễn viên mà còn là tín hiệu tích cực cho thấy cuộc sống dần trở lại trạng thái bình thường sau dịch.

Đoàn vận động viên, huấn luyện viên Thái Lan tham quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Lại Tấn
Đoàn vận động viên, huấn luyện viên Thái Lan tham quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Lại Tấn

Phòng, chống ma túy tại Thanh Trì: Đưa quy định mới cuộc sống

Những nội dung quy định mới trong Luật Phòng, chống ma túy (PCMT) năm 2021 sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác cai nghiện ma túy (CNMT) ở huyện Thanh Trì cũng như quản lý sau cai, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Huyện Thanh Trì tổ chức hội nghị tuyên truyền về Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Ảnh: Trần Oanh
Huyện Thanh Trì tổ chức hội nghị tuyên truyền về Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Ảnh: Trần Oanh

Cứu hộ động vật hoang dã: Cơ sở vật chất còn chật hẹp

Diện tích chật hẹp, cơ sở vật chất hạn chế là nguyên nhân khiến công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD) của Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội gặp nhiều khó khăn. Việc mở rộng trung tâm là yêu cầu cấp thiết cần được TP quan tâm đẩy nhanh tiến độ.

Một cá thể gấu được chăm sóc, cứu hộ tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội. Ảnh: Ánh Ngọc
Một cá thể gấu được chăm sóc, cứu hộ tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội. Ảnh: Ánh Ngọc

Hệ thống thủy lợi đang bị ô nhiễm nặng - Bài cuối: Kiên quyết xử lý vi phạm

Ô nhiễm nguồn nước thuỷ lợi có tác nhân lớn từ ý thức của các tổ chức, DN và người dân. Bên cạnh đẩy mạnh thông tin, tuyên tuyền, nâng cao ý thức của các tầng lớp Nhân dân, việc xử lý nghiêm vi phạm và quản chặt giấy phép xả thải của các tổ chức, cá nhân được xem là giải pháp căn cơ nhằm ngăn chặn tình trạng xả thải trái phép vào hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội.

Hệ thống thủy lợi Cầu Bây hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đổ vào đây. Ảnh: Trọng Tùng
Hệ thống thủy lợi Cầu Bây hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đổ vào đây. Ảnh: Trọng Tùng

WEF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã hạ thấp hơn nữa dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do sự phục hồi đã bị gián đoạn bởi cuộc xung đột ở Ukraine, trong khi đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn, bên cạnh những "cú sốc" khác.

Tạitrung tâm Đại hộiDavos - địa điểm diễn ra cuộc họp thường niên củaDiễn đàn Kinh tếThế giới (WEF), ngày 23/5/2022. Ảnh: AP
Tại trung tâm Đại hội Davos - địa điểm diễn ra cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), ngày 23/5/2022. Ảnh: AP