Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in ngày 6/6

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giảm thuế xăng dầu: Tốt cho dân, lợi cho nền kinh tế; Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5: Thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công… là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 126 ra ngày 6/6/2022.

Trang nhất số báo 126 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 6/6/2022.
Trang nhất số báo 126 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 6/6/2022.

Giảm thuế xăng dầu: Tốt cho dân, lợi cho nền kinh tế

Xăng, dầu là một trong những mặt hàng đầu vào của nền kinh tế. Trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục lập đỉnh mới, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam phải xem xăng dầu là mặt hàng thiết yếu để đưa ra giải pháp phù hợp như cần giảm ngay các loại thuế, phí chứ không nên chần chừ.

Người dân mua xăng tại một cửa hàng trên đường Giải Phóng. Ảnh: Việt Dũng
Người dân mua xăng tại một cửa hàng trên đường Giải Phóng. Ảnh: Việt Dũng

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5: Thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Cuối tuần qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022, tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, việc triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, ngân sách Nhà nước trong tháng 5/2022 và 5 tháng đầu năm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Giang Dương
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Giang Dương

Nâng chất lượng tiếp xúc cử tri: Để lắng nghe dân được nhiều hơn

Tiếp xúc cử tri (TXCT) là một hình thức quan trọng để lắng nghe ý kiến, thể hiện ý thức tôn trọng Nhân dân đúng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, để hoạt động này ngày càng gần dân, sát dân hơn, nắm bắt tốt hơn nguyện vọng của người dân, Đoàn đại biểu Quốc hội TP, HĐND các cấp đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc; tăng cường cơ chế đối thoại giữa cử tri và đại biểu…

Quang cảnhHội nghịtiếp xúc cử tri đoàn ĐB Quốc hộiTPHàNộitại quậnHoàng Mai ngày 11/5. Ảnh:ThanhHải
Quang cảnh Hội nghị tiếp xúc cử tri đoàn ĐB Quốc hội TP HàNội tại quận Hoàng Mai ngày 11/5. Ảnh: ThanhHải

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững”: Kinh tế Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh

Ngày 5/12, tại TP Hồ Chí Minh, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững” chính thức khai mạc với sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Diễn đàn được Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế T.Ư và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đồng tổ chức, được kết nối trực tuyến với hơn 60 điểm cầu trong nước và quốc tế.

Phiên tọa đàm cấp cao tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư - năm 2022. Ảnh: Dương Giang
Phiên tọa đàm cấp cao tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư - năm 2022. Ảnh: Dương Giang

Giữ được ổn định trong một thế giới biến động

Phát biểu tại phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định chủ trương đúng đắn, nhất quán, xuyên suốt, khách quan và có hiệu quả của Đảng, Nhà nước là kiên định đường lối đổi mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư. Ảnh: Nhật Bắc

Tái chế rác thải - bao giờ hết manh mún?
Tái chế là một nhánh trong 3R (giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế) phát triển nền kinh tế tuần hoàn, có lợi ích cả về kinh tế và môi trường trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này chủ yếu qua các kênh thủ công truyền thống (đồng nát) và đưa về xử lý tại các điểm tập kết nhỏ lẻ, rải rác ở quanh khu vực ngoại thành gây nhiều hệ lụy. Mặt khác, công tác quản lý bị thả nổi cũng đang khiến những lợi ích tiềm tàng trở nên hoang phí.

Bài 1: Mất cân bằng giữa kinh tế và bảo vệ môi trường

Đổi thay trong đời sống vật chất của người dân ở các “làng tái chế” cho thấy, khai thác kinh tế từ tái chế rác thải không phải chuyện viển vông. Tuy nhiên, làm sao đảm bảo lợi ích kết hợp với bảo vệ môi trường lại không dễ dung hòa.

Phế phẩm bị đốt trộm, gây nguy hại đến môi trường tại xã Quảng Phú Cầu. Ảnh: Vũ Khoa
Phế phẩm bị đốt trộm, gây nguy hại đến môi trường tại xã Quảng Phú Cầu. Ảnh: Vũ Khoa

Phát triển giao thông điện: Kinh nghiệm từ Hà Lan

Là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển giao thông điện, Hà Lan có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Phó Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Christoph Prommersberger cho biết, tiềm năng hợp tác để phát triển giao thông điện ở Việt Nam là rất lớn.

Người dân đi buýt điện VinBus tại Hà Nội. Ảnh: Yên Du
Người dân đi buýt điện VinBus tại Hà Nội. Ảnh: Yên Du

Đường sắt đô thị chậm tiến độ: Lãng phí nguồn lực

Hiện nay, việc lập và triển khai kế hoạch đầu tư công, tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành một số dự án giao thông trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia còn chậm, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó khó khăn nhất là đường sắt đô thị (ĐSĐT), một loại hình hoàn toàn mới mẻ và vô cùng đắt đỏ.

Phối cảnh tổng thể mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2. Ảnh: Bá Đô
Phối cảnh tổng thể mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2. Ảnh: Bá Đô

Trường trung cấp nghề cơ khí 1 Hà Nội: Những giải pháp hiệu quả trong phòng, chống ma túy

Để giữ môi trường học đường trong sạch, trường Trung cấp nghề (TCN) Cơ khí 1 Hà Nội luôn kiểm soát sản phẩm bán hàng trong căng tin, phối hợp cùng gia đình quản lý rất chặt học sinh, tuyên truyền Luật Phòng, chống ma túy (PCMT) năm 2021 và tổ chức các hoạt động liên quan đến nội dung này.

Trường Trung cấp nghề Cơ khí 1 Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị Tập huấn Luật Phòng, chống ma túy đã thu hút đông đảo học sinh tham gia và tìm hiểu. Ảnh: Trần Oanh
Trường Trung cấp nghề Cơ khí 1 Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị Tập huấn Luật Phòng, chống ma túy đã thu hút đông đảo học sinh tham gia và tìm hiểu. Ảnh: Trần Oanh

Hậu quả khôn lường ngộ độc rượu ngâm thảo mộc

Với suy nghĩ thảo dược lành tính nên không ít người dân có thói quen sử dụng hay ngâm rượu các loại cây để điều trị, phòng chữa các bệnh lý. Chuyên gia y tế khuyến cáo, việc sử dụng thảo dược tràn lan, bừa bãi không có hướng dẫn cụ thể của người có chuyên môn rất dễ dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Hình ảnh phim chụp não bị tổn thương của bệnh nhân ngộ độc Salicylate.
Hình ảnh phim chụp não bị tổn thương của bệnh nhân ngộ độc Salicylate.

“Lối nhỏ vào đời” lên sóng ngay sau “Bão ngầm”

Bộ phim lên sóng sau khi “Bão ngầm” kết thúc là “Lối nhỏ vào đời” do hai đạo diễn Đức Hiếu và Ngọc Linh thực hiện. Phim xoay quanh tình bạn đặc biệt của hai ông cháu vốn là người dưng nhưng gắn kết với nhau khi cùng cảnh ngộ, đều sống trong sự cô đơn giữa gia đình của chính mình.

Phim Lối nhỏ vào đời sẽ lên sóng từ ngày 8/6 trên VTV1. Ảnh: VFC
Phim Lối nhỏ vào đời sẽ lên sóng từ ngày 8/6 trên VTV1. Ảnh: VFC

Lan tỏa nế“sống xanh” ở Đan Phượng

Những năm qua, phong trào giữ gìn thôn xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn được nhiều địa phương trên địa bàn huyện Đan Phượng tích cực triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao các tiêu chí nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu. Điển hình trong số đó là xã Song Phượng.

Đường làng, ngõ xóm được chỉnh trang xanh, sạch, đẹp tại xã Song Phượng (huyện Đan Phượng). Ảnh: Lâm Nguyễn
Đường làng, ngõ xóm được chỉnh trang xanh, sạch, đẹp tại xã Song Phượng (huyện Đan Phượng). Ảnh: Lâm Nguyễn

Sớm tu sửa 6 di tích Quốc gia tại huyện Phúc Thọ

6 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia trên địa bàn huyện Phúc Thọ đang xuống cấp, cần thiết được đầu tư tu sửa để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng cho Nhân dân địa phương.

Di tích Quốc gia đình Hạ Hiệp (xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ).
Di tích Quốc gia đình Hạ Hiệp (xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ).

Cấm vận dầu mỏ Nga: Nguy cơ đảo lộn trật tự năng lượng toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) kỳ vọng lệnh cấm nhập khẩu một phần dầu mỏ Nga sẽ đánh vào kinh tế của Mowsow, song các chuyên gia cho rằng động thái này sẽ đe dọa đẩy giá dầu lên cao và thay đổi trật tự năng lượng toàn cầu.

Lệnh cấm vận dầuNga của EUcó nguy cơ đảo lộn trậttự năng lượng toàn cầu. Ảnh: AFP
Lệnh cấm vận dầu Nga của EU có nguy cơ đảo lộn trật tự năng lượng toàn cầu. Ảnh: AFP