Tin tức tổng hợp trên báo in Cuối tuần số 40 ra ngày 25/2/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những tác động rung chuyển toàn cầu; Bàn cờ địa chính trị thế giới thay đổi; Giáo sư Carl Thayer: Cuộc chiến Nga - Ukraine  có khả năng còn kéo dài... là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị Cuối tuần ra ngày 25/2/2023.

Trang nhất số báo 40 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 25/2/2023.
Trang nhất số báo 40 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 25/2/2023.

Những tác động rung chuyển toàn cầu

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế thế giới vốn đã đối mặt với quá nhiều bất ổn do lạm phát tăng kỷ lục. Nghiêm trọng hơn, giới phân tích cho rằng những biến động địa chính trị từ cuộc khủng hoảng này còn có tác động lâu dài ngay cả khi xung đột chấm dứt.

Tổng thống Putin (trái) và Tổng thống Zelensky ở hai bên chiến tuyến trong cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine 2022. Ảnh: AP
Tổng thống Putin (trái) và Tổng thống Zelensky ở hai bên chiến tuyến trong cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine 2022. Ảnh: AP

Bàn cờ địa chính trị thế giới thay đổi

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã kéo dài một năm và đang có nguy cơ không còn giới hạn là cuộc đối đầu giữa hai quốc gia láng giềng. Giới chuyên gia chính trị cho rằng cuộc xung đột đã làm đảo lộn trật tự thế giới, gia tăng căng thẳng và thế đối đầu trên bàn cờ địa chính trị thế giới, thúc đẩy các nước hướng đến những khối liên kết mới, trong đó Mỹ và Trung Quốc ở vị trí trung tâm.

Đàm phán giữa Nga và Ukraine diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/3/2022. Ảnh: TASS
Đàm phán giữa Nga và Ukraine diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/3/2022. Ảnh: TASS

Giáo sư Carl Thayer: Cuộc chiến Nga - Ukraine có khả năng còn kéo dài

Tìm giải pháp cho cuộc xung đột Nga - Ukraine là một bài toán khó đối với cộng đồng quốc tế, cùng với đó là các rủi ro về căng thẳng leo thang khi một trong hai bên tham gia cuộc chiến sở hữu vũ khí hạt nhân”, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nhận định với báo Kinh tế &Đô thị nhân một năm chiến sự tại Ukraine nổ ra. Theo chuyên gia này, cuộc chiến đã để lại những tác động to lớn với trật tự quốc tế cũng như tình hình kinh tế thế giới, với khả năng sẽ còn kéo dài là hoàn toàn có thể diễn ra.

Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Carl Thayer

Khởi đầu một trật tự thế giới mới?

Chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraine đang thu hút những quan điểm mâu thuẫn trong nội bộ các quốc gia phương Tây, cũng như người dân ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ… - dấu hiệu cho một trật tự thế giới đa cực trong tương lai, nơi châu Âu và Mỹ ít ảnh hưởng hơn.

Hình ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin hiển thị trên một màn hình khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có bài phát biểu tại Nhà Trắng vào ngày 22/6/2022. Ảnh: TAS
Hình ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin hiển thị trên một màn hình khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có bài phát biểu tại Nhà Trắng vào ngày 22/6/2022. Ảnh: TAS

Trong bão đạn bom, khao khát cuộc sống yên bình

Đã một năm kể từ khi xe tăng Nga tiến vào Ukraine (24/2/2022), bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng, nhưng đến nay Ukraine vẫn ngày đêm hứng chịu các đợt pháo kích. Câu hỏi đặt ra hiện nay không phải ai sẽ thắng mà là khi nào cuộc chiến mới chấm dứt? Trong bom đạn, thương đau, người dân cả Ukraine lẫn nga đang khao khát cuộc sống yên bình.

Người tị nạn từ Donbass sang Nga. Ảnh: RIA
Người tị nạn từ Donbass sang Nga. Ảnh: RIA

Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức

Tròn 1 năm kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào 24/2 năm ngoái, các biện pháp trừng phạt cấp tập mà phương Tây triển khai đối với Moscow đã khiến kinh tế thế giới không tránh khỏi những cú sốc... Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tìm mọi cách để giảm tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Vận chuyển container xuất nhập khẩu tại cảng Đình Vũ, TP Hải Phòng. Ảnh: An Đăng
Vận chuyển container xuất nhập khẩu tại cảng Đình Vũ, TP Hải Phòng. Ảnh: An Đăng

 Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 - giá trị xứng tầm thời đại

Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn chưa ra đời, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã được Đảng thông qua và áp dụng vào thực tế cách mạng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa đã được thế hệ lãnh đạo tiền bối của Đảng sớm nhìn thấy và đặc biệt coi trọng trong đường lối cách mạng. Cho đến nay, giá trị và tính hiện thực của bản Đề cương này vẫn còn nguyên giá trị.

Bài 1: Di sản quý báu cho văn hóa

Đúng 80 năm về trước, tháng 2/1943, Đề cương về văn hóa Việt Nam - văn kiện chính thức đầu tiên về công tác văn hóa, văn nghệ do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Văn kiện này đã trở thành một di sản quý. Ba nguyên tắc của Đề cương về văn hóa Việt Nam: Dân tộc hóa, Khoa học hóa, Đại chúng hóa, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử được vận dụng trong thực tế đã trở thành những phương châm cơ bản để văn hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Bản“Đề cương về văn hóaViệt Nam”doTổng BíthưTrường Chinh soạn thảo năm 1943.
Bản“Đề cương về văn hóaViệt Nam”doTổng BíthưTrường Chinh soạn thảo năm 1943.

Tính dân tộc, đại chúng giúp kiến trúc phát triển bền vững

KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng - Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Với Kiến trúc, một ngành nghệ thuật đặc thù kết hợp giữa sáng tạo và khoa học kỹ thuật để tạo dựng không gian sống an toàn, bền vững, văn hóa và nhân văn cho con người, cho cộng đồng thì những nguyên tắc cơ bản, có tính then chốt là “Dân tộc hóa - Đại chúng hóa - Khoa học hóa” được đề ra trong bản Đề cương lịch sử này như là kim chỉ nam cho hoạt động sáng tạo của giới kiến trúc sư (KTS) ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến cứu nước cho đến khi nước nhà thống nhất và xây dựng đất nước hôm nay. 

Kiến trúc tòa nhà D2 Giảng Võ. Ảnh: Hải Linh
Kiến trúc tòa nhà D2 Giảng Võ. Ảnh: Hải Linh

Dương Bá Trạc – hào sảng một đời yêu nước

Dương Bá Trạc (1884 - 1944) xuất thân là nhà nho, đỗ đạt khi còn rất trẻ nhưng từ chối quan trường để dấn thân vào con đường duy tân và cứu nước đầy gian khổ hy sinh. Cuộc đời và sự nghiệp cứu nước của ông đầy hào sảng: “Sáu mươi tuổi lòng son tóc bạc, người vị quốc vốn là người bất tử, cốt sao trả nợ giang sơn” (Bùi Kỷ).

Dương Bá Trạc, hiệu Tuyết Huy (1884 - 1944).
Dương Bá Trạc, hiệu Tuyết Huy (1884 - 1944).

Cuộc đua lên khoảng không vũ trụ

“Tỷ phú quá nhiều trên trái đất”, đó là cảm thán của CNN. Những doanh nhân giàu có ngày càng nhiều, họ cảm thấy trái đất chật chội và muốn thám hiểm khoảng không vũ trị vô tận, lên mặt trăng, sao hỏa… Điều đáng thú vị, đáp ứng nhu cầu này là cách kiếm tiền, rất nhiều tiền, mới mẻ của một số doanh nhân.

Elon Musk nói chuyện với các phóng viên vào năm 2018, một ngày trước khi SpaceX phóng tên lửa Falcon Heavy, tên lửa mạnh nhất thế giới. Ảnh: The New York Times.
Elon Musk nói chuyện với các phóng viên vào năm 2018, một ngày trước khi SpaceX phóng tên lửa Falcon Heavy, tên lửa mạnh nhất thế giới. Ảnh: The New York Times.

Tìm hạnh phúc bằng những niềm vui nho nhỏ

Hạnh phúc là khái niệm trừu tượng và rất nhiều người, nhiều gia đình muốn có. Rất nhiều người đồng nhất tiền bạc với hạnh phúc, nhất là qua những năm tháng dài gian khổ thiều thốn vật chất. Nhưng thực tế, có cách nào để hạnh phúc nếu như chưa có thể dư dả tiền bạc?

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện cả sức khỏe và tâm trạng. Ảnh: Duy Anh
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện cả sức khỏe và tâm trạng. Ảnh: Duy Anh

Điều trị và phòng ngừa bệnh cường giáp

PGS TS BS. Nguyễn Hoài Nam

Trong nhóm bệnh tự miễn dịch, có bệnh Basedow, một dạng bệnh nội tiết thường gặp, chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu lầm  Basedow với bệnh bướu giáp đơn thuần.

Thăm khám tuyến giáp cho người bệnh. Ảnh: Trần Anh
Thăm khám tuyến giáp cho người bệnh. Ảnh: Trần Anh

Nguy hiểm nạn cờ bạc qua trò chơi game bắn cá

Từ trò chơi giải trí rồi biến tướng thành “cờ bạc” trá hình, game bắn cá không chỉ làm mất an ninh trật tự tại địa phương mà còn đang gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho xã hội.

Một cơ sở bắn cá trá hình trên địa bàn TP Thủ Dầu Một bị trinh sát hình sự bắt quả tang. Ảnh: Duy Anh
Một cơ sở bắn cá trá hình trên địa bàn TP Thủ Dầu Một bị trinh sát hình sự bắt quả tang. Ảnh: Duy Anh

Ưu tiên gỡ khó cho các dự án hồi sinh không gian xanh

Hà Nội đặt mục tiêu đến 2025 xây dựng xong 6 công viên mới với tổng diện tích hơn 320ha và cải tạo, nâng cấp (mức độ 1) đối với 3 công viên Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất. Tuy nhiên các dự án này đều đang chậm tiến độ do vướng mắc trong quá trình triển khai. Trước thực trạng này, TP đang nỗ lực gỡ khó cho các dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện những công viên theo quy hoạch nhằm tăng diện tích không gian xanh đô thị.

Các cháu thiếu nhi dạo chơi trong công viên Thủ Lệ. Ảnh: Thanh Hải
Các cháu thiếu nhi dạo chơi trong công viên Thủ Lệ. Ảnh: Thanh Hải

Để kết thúc cuộc chiến Nga - Ukraine

Khi chiến sự Nga - Ukraine bước sang năm thứ hai và được dự báo sẽ gia tăng cường độ hơn nữa, giới học giả và chuyên gia quân sự thế giới đã bùng nổ tranh luận về các kịch bản để sớm chấm dứt xung đột.

Binh sĩUkraine bắn hệ thống pháo Pion vào các vịtrí củaNga gần Bakhmut, vùngDonetsk,Ukraine,tháng 12/2022. Ảnh: AP
Binh sĩ Ukraine bắn hệ thống pháo Pion vào các vị trí củaNga gần Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine tháng 12/2022. Ảnh: AP

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần