Tin tức tổng hợp trên báo in số 207 ngày 8/9/2022

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khó giữ mặt bằng lãi vay thấp; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh: Đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm… là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số 206 ra ngày 7/9/2022.

Trang nhất số báo 207 - Báo in Kinh tế và Đô thị phát hành ngày 7/9/2022.
Trang nhất số báo 207 - Báo in Kinh tế và Đô thị phát hành ngày 7/9/2022.

Khó giữ mặt bằng lãi vay thấp

Bước sang tháng 9/2022, xu hướng điều chỉnh tăng biểu lãi suất tiết kiệm vẫn chưa hạ nhiệt, có ngân hàng đã mạnh tay nâng cao biên độ điều chỉnh so với tháng 8. Lãi suất huy động tăng cao đang là áp lực cho DN vì lãi suất vay cũng sẽ bị đội lên theo, ngay cả khi room tín dụng được nới cho các ngân hàng.

Giao dịch tại chi nhánh BIDV Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Giao dịch tại chi nhánh BIDV Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh: Đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm

Ngày 7/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có buổi làm việc với Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng công trình giao thông TP và các sở, ngành, địa phương liên quan, nhằm tháo gỡ khó khăn cho những dự án giao thông đang chậm tiến độ. Cùng dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn. 

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm hỏi, động viên công nhân trên công trường cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: Phạm Công
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm hỏi, động viên công nhân trên công trường cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: Phạm Công

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách góp ý kiến về các dự án luật: Đảm bảo tốt hơn tính khả thi trong thực hiện dân chủ cơ sở

Sáng 7/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì và phát biểu khai mạc hội nghị đại biểu (ĐB) Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức. Trong buổi sáng các ĐB đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn trong Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn

Thực hiện Chương trình 03-CTr/T tại quận Hai Bà Trưng: Sớm tổ chức không gian đi bộ quanh hồ Thiền Quang

Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra số 2 của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025” do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản - Phó Trưởng BCĐ làm Trưởng đoàn đã thực hiện kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình tại quận Hai Bà Trưng.

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản chủ trì kiểm tra việc thực hiện Chương trình 03/CTr-TU tại quận Hai Bà Trưng. Ảnh: Thùy Linh
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản chủ trì kiểm tra việc thực hiện Chương trình 03/CTr-TU tại quận Hai Bà Trưng. Ảnh: Thùy Linh

Giải bài toán “được mùa, mất giá”

Đẩy mạnh liên kết DN với nông dân trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ nông dân làm chủ gian hàng trên sàn thương mai điện tử... là những giải pháp cốt lõi để khơi thông tiêu thụ, nâng giá trị cho nông sản Việt.

Người tiêu dùng chọn mua nông sản tại siêu thị Winmart trên địa bàn quận Đống Đa. Ảnh: Phạm Hùng
Người tiêu dùng chọn mua nông sản tại siêu thị Winmart trên địa bàn quận Đống Đa. Ảnh: Phạm Hùng

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Doanh nghiệp cần hỗ trợ

Hiện đã có nhiều DN Việt Nam chuyển từ mô hình kinh doanh tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH). Song do nhiều nguyên nhân, nhất là do còn thiếu chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể của Chính phủ, số lượng và tỷ lệ các DN áp dụng KTTH còn thấp. Chia sẻ tại hội thảo "Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 7/9, các chuyên gia có chung nhận định: DN cần thêm sự hỗ trợ từ chính sách để phát triển KTTH.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Khắc Kiên
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Khắc Kiên

Cần xây dựng đề án tổng thể về xử lý nước thải

Dù đã có những chuyển biến tích cực, song thực tế công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải (XLNT) trên địa bàn Hà Nội vẫn còn không ít bất cập cần tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả.

Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước - Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước - Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Tăng hiệu quả sử dụng đất sau đấu giá

Thời gian gần đây, các phiên đấu giá đất tại một số địa phương trên địa bàn Hà Nội có mức giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Các chuyên gia cho rằng, cần cẩn trọng với việc này cũng như quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất sau đấu giá.

Một phiên đấu giá đất tại huyện Mê Linh. Ảnh: Công Hùng
Một phiên đấu giá đất tại huyện Mê Linh. Ảnh: Công Hùng

Tại phường Cống Vị, quận Ba Đình: Sớm chặt hạ, di chuyển cây xanh chết khô

Vừa qua, báo Kinh tế & Đô thị nhận được phản ánh của một số người dân phường Cống Vị, quận Ba Đình về việc trên phố Nguyễn Văn Ngọc tồn tại một cây xanh đã bị chết khô lâu ngày nhưng chậm được chặt hạ, di chuyển, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão.

Phần ngọn cây sữa chết khô trước cửa số nhà 16 Nguyễn Văn Ngọc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão.
Phần ngọn cây sữa chết khô trước cửa số nhà 16 phố Nguyễn Văn Ngọc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão.

Bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp: Đồng bộ hạ tầng theo quy hoạch

Xác định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đối với hàng vạn cơ sở sản xuất, DN nhỏ và vừa trên địa bàn, TP Hà Nội đã liên tục xúc tiến đầu tư xây dựng nhiều điểm, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng việc thực hiện nếu không được đảm bảo tính đồng bộ sẽ gây nhiều hệ lụy.

Cụm công nghiệp Dương Liễu, huyện Hoài Đức giai đoạn 1. Ảnh: Vũ Khoa
Cụm công nghiệp Dương Liễu, huyện Hoài Đức giai đoạn 1. Ảnh: Vũ Khoa

Làn gió mới cho đồ chơi Trung thu

Vào mỗi dịp Trung thu, đồ chơi truyền thống dành cho trẻ em được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần có những cải tiến để đồ chơi truyền thống của Việt Nam thêm hấp dẫn, phù hợp với trẻ con thời hiện đại.

Các em nhỏ tập làm đồ chơi Trung thu truyền thống. Ảnh: Công Hùng
Các em nhỏ tập làm đồ chơi Trung thu truyền thống. Ảnh: Công Hùng

Thường Tín quan tâm đảm bảo an toàn lao động tại doanh nghiệp

Huyện Thường Tín xác định công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất. Do vậy, việc cải thiện, xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động (NLĐ) đã được các cấp, ngành huyện Thường Tín và chủ sử dụng lao động quan tâm, thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực.

Huyện Thường Tín thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đối với các công ty trên địa bàn. Ảnh: Hữu Trường
Huyện Thường Tín thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đối với các công ty trên địa bàn. Ảnh: Hữu Trường

Huyện Sóc Sơn lập lại trật tự trong quản lý đất đai

Với quyết tâm chấn chỉnh tình trạng vi phạm đất đai, lập lại trật tự xây dựng, huyện Sóc Sơn đã thành lập tổ công tác đặc biệt, tiến hành giám sát, đôn đốc các xã, thị trấn và đơn vị liên quan, từng bước xử lý dứt điểm vi phạm trên tinh thần “không có vùng cấm”.

Một công trình bị tạm đình chỉ thi công để rà soát vi phạm tại xã Minh Phú. Ảnh: Lâm Nguyễn
Một công trình bị tạm đình chỉ thi công để rà soát vi phạm tại xã Minh Phú. Ảnh: Lâm Nguyễn

Viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn: 60% người mắc bệnh bị giảm thính lực

Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có đến 30 - 60% người mắc bệnh viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn bị suy giảm thính lực (từ ù tai đến điếc hoàn toàn). Chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh vô cùng nguy hiểm, để lại nhiều di chứng vô cùng nặng nề, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là thay đổi thói quen ăn uống nhất là món tiết canh là món khoái khẩu của nhiều người.

60% người mắc bệnh viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn bị giảm thính lực.
60% người mắc bệnh viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn bị giảm thính lực.

Châu Âu lại lao đao vì cuộc khủng hoảng khí đốt 

Ngân hàng Goldman Sachs (ngân hàng đầu tư đa quốc gia ở Mỹ) cảnh báo hóa đơn điện của người dân châu Âu có thể tăng thêm 2.000 tỷ USD trong năm tới khi cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thực tế châu Âu đang vật lộn để ngăn chặn một thảm họa năng lượng có nguy cơ trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và thậm chí cả tài chính.

Giá khí đốttự nhiên tại châu Âu đã tăng vọttới 28% trong ngày 5/9,tương đương khoảng 272USD/mWH. Ảnh: Getty
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng vọt tới 28% trong ngày 5/9, tương đương khoảng 272 USD/mWH. Ảnh: Getty