Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp trên báo in số 239 ngày 15/10/2022

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mua trái phiếu, nâng tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư; Doanh nghiệp nước ngoài lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam... là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số 239 ra ngày 15/10/2022.

Trang nhất số báo 239 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 15/10/2022 .
Trang nhất số báo 239 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 15/10/2022 .

Mua trái phiếu, nâng tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư

Những sai phạm trong phát hành, mua bán, tư vấn, phân phối trái phiếu DN (TPDN) thời gian qua đã khiến kênh gọi vốn này trở nên trầm lắng sau một thời gian dài sôi động. Nhiều nhà đầu tư tỏ ra ngập ngừng với các quyết định mua bán. Ngoài sai phạm liên quan đến các đơn vị, tổ chức, thì việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao tính chuyên nghiệp, tính tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư trong đầu tư trái phiếu là việc cần làm ngay để trái phiếu riêng lẻ thực sự là thị trường của các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Nhân viên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội kiểm tra thông tin trái phiếu của doanh nghiệp trước khi đưa lên sàn. Ảnh: Phạm Hùng
Nhân viên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội kiểm tra thông tin trái phiếu của doanh nghiệp trước khi đưa lên sàn. Ảnh: Phạm Hùng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ “giấc mơ trái phiếu”?

 Thời gian qua, TPDN vẫn là thị trường mà khối ngân hàng, bất động sản chiếm tỷ lệ lớn trong tổng khối lượng phát hành. Đại bộ phận các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chưa dám mơ tới thị trường này. Theo các chuyên gia, đây chính là khiếm khuyết của thị trường trái phiếu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Cần có phương án dự phòng nếu giá xăng, dầu lại tăng trong thời gian cuối năm

Điểm nghẽn trong điều hành cung ứng xăng, dầu hiện nay là cơ chế giữa DN đầu mối với DN phân phối, DN bán lẻ chưa rõ ràng. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương cần phối hợp xây dựng bộ máy linh hoạt, hiệu quả và giảm được chi phí trung gian, cung cấp nguồn xăng, dầu từ DN đầu mối xuống các cửa hàng bán lẻ một cách thuận lợi nhất.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh

Công tác quy hoạch:  Cần có sự tham gia của cộng đồng

Sự đô thị hóa mạnh mẽ đã và đang là mối quan tâm lớn của các cơ quan chức năng khi đồ án quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng phù hợp, kịp thời. Do đó, để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch và giảm bớt khoảng cách giữa quy hoạch trên giấy và thực tế cuộc sống, sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quy hoạch đóng vai trò hết sức quan trọng.

Người dân xem sa bàn quy hoạch phát triển TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Người dân xem sa bàn quy hoạch phát triển TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Doanh nghiệp nước ngoài lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Sau giai đoạn khó khăn trước tác động của đại dịch Covid-19, các DN có vốn đầu tư nước ngoài đang bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng với nhiều kỳ vọng vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam. Sau đây là ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị về những ý kiến của các DN nước ngoài đang hoạt động, làm việc tại Việt Nam.

Ông Choi Joo Ho – Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam
Ông Choi Joo Ho – Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam

Masan - "ông vua" bán lẻ Việt Nam

Walmart sở hữu hơn 10.000 cửa hàng trên toàn cầu, chỉ riêng tại Mỹ là 5.000 cửa hàng và phục vụ cho 90% dân số Mỹ. Hệ sinh thái đa dạng, đáp ứng đúng trọng tâm nhu cầu tiêu dùng và kết hợp cả kênh offline và online này đã giữ vững được vị thế là DN bán lẻ hàng đầu thế giới, tồn tại và phát triển qua dịch Covid-19. Đây cũng chính là mô hình mà Tập đoàn Masan - DN tiêu dùng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, đang theo đuổi và hướng tới.

Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Winmart, phố Trúc Khê, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Winmart, phố Trúc Khê, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Áo dài Việt trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

Áo dài không chỉ dừng lại ở việc là niềm tự hào, là trang phục ở các nghi lễ quan trọng của người Việt, mà ở góc độ thời trang áo dài còn có thể tạo ra lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, việc hiểu và phát huy giá trị của áo dài vẫn chưa được thực hiện một cách bài bản.

Bài 1: Biểu tượng vững bền của văn hóa Việt

Từ xưa đến nay, trong tâm thức người Việt Nam và trong mắt bạn bè quốc tế, tà áo dài truyền thống được xem là một biểu tượng chứa đựng tinh hoa - văn hóa của dân tộc Việt Nam. Áo dài đã “len lỏi” vào cuộc sống hàng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng.

Trình diễn áo dàiViệt Nam tại không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Phạm Hùng
Trình diễn áo dàiViệt Nam tại không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Phạm Hùng

Tôn vinh áo dài Việt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đầu năm 2021, những người yêu di sản có một kỷ niệm đáng nhớ khi được chứng kiến, hơn 600 bộ áo dài đa dạng về phong cách, kiểu dáng, sắc màu cùng hội tụ, khoe vẻ đẹp tại không gian văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) trong sự kiện “Áo dài của chúng ta” do Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long - Tạp chí Tinh Hoa Đất Việt tổ chức, nhằm tôn vinh giá trị, vẻ đẹp áo dài truyền thống và vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam.

Trình diễn áo dàitrong khuôn khổ chương trình ''Áo dài - Di sản văn hóaViệt Nam'' tạiVăn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Lại Tấn
Trình diễn áo dài trong khuôn khổ chương trình ''Áo dài - Di sản văn hóaViệt Nam'' tạiVăn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Lại Tấn

Con đường học vấn và tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ

Trên tạp chí Nam Phong, số 102, học giả Lê Thước có viết về Nguyễn Trường Tộ: “Một nhân vật đặc biệt tuyệt vời, người ấy ôm một học vấn lớn, kiến thức lớn, nghị luận lớn, thế mà đến đâu cũng không hợp, rốt cuộc phải uất ức mang theo chí hướng mà thác, đáng đau đáng giận biết chừng nào!”.

Tượng Nguyễn Trường Tộ tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, TP Vinh (Nghệ An).
Tượng Nguyễn Trường Tộ tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, TP Vinh (Nghệ An).

Lạm phát sẽ giảm, nhưng…

Có vẻ như Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed Jerome Powell và các thành viên khác của cơ quan này bị ám ảnh bởi việc mong muốn làm giảm lạm phát một lần và mãi mãi. Do vậy, họ quyết liệt tăng lãi suất dù nó làm nền kinh tế Mỹ giảm tăng trưởng. Đó có thể là tin xấu cho người tiêu dùng, nhà đầu tư và doanh nghiệp toàn cầu nói chung và đặc biệt là Mỹ nói riêng.

Người tìm việc tham quan các gian hàng trong hội chợ việc làm tại Trung tâm Hội nghị Las Vegas, Mỹ. Ảnh: CNN
Người tìm việc tham quan các gian hàng trong hội chợ việc làm tại Trung tâm Hội nghị Las Vegas, Mỹ. Ảnh: CNN

Mình lại cưới nhau em nhé?

Chị lại xúng xính trong bộ áo dài truyền thống hoa văn tuyệt đẹp mà khi mặc vào ai cũng phải trầm trồ. Có người hỏi sao chị không mặc áo dài cưới của phương Tây? Chị chỉ mỉm cười.

BSCK2 Huỳnh Tấn Vũ: Đừng bỏ qua hiện tượng đau chân khi đi bộ

Đau chân khi đi bộ giảm bớt khi nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại vi, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch khác. Chúng ta vẫn cần tiếp tục bước đi, nhưng phải thay đổi lối sống và tìm trợ giúp trong điều trị.

Khám và tư vấn cho bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Công Hùng
Khám và tư vấn cho bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Công Hùng

Vấn nạn tung tin đồn về hoạt động của doanh nghiệp:  Cần xử lý hình sự mới có thể ngăn chặn được

Thời gian qua, liên tiếp những tin đồn nhảm xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội về tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp, ngân hàng, người đứng đầu các đơn vị, gây hiệu ứng xấu trong xã hội. Các chuyên gia pháp luật cho rằng, phải xử lý hình sự để răn đe mới có thể ngăn chặn được tình trạng tung tin đồn nhảm.

Lực lượng chức năng làm việc với đối tượng Nguyễn Kiên Quyết. Ảnh: Báo Hà Nam
Lực lượng chức năng làm việc với đối tượng Nguyễn Kiên Quyết. Ảnh: Báo Hà Nam

Khi châu Âu hút kiệt LNG

Năm nay, các nước châu Âu  đã mua nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hơn bất kỳ năm nào trước đây, bất chấp giá cao. Điều này khiến gần như mọi nguồn cung đang hướng về châu lục này, gây hệ lụy cho nhiều nước trên thế giới, trong đó Bangladesh và Pakistan chìm trong bóng tối.

Nguồn cung LNG toàn cầu ngày càng được chuyển hướng sang châu Âu, nơi giá được trả cao hơn. Ảnh: Nikkei
Nguồn cung LNG toàn cầu ngày càng được chuyển hướng sang châu Âu, nơi giá được trả cao hơn. Ảnh: Nikkei

Bảo vệ ngân hàng nhìn từ giải Nobel kinh tế 2022
Giải Nobel kinh tế 2022 đã được trao cho Douglas Diamond, Philip Dybvig và cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke vì những công trình nghiên cứu của họ về vai trò của các ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại, cũng như sự cần thiết phải ngăn chặn các sự cố ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke, một trong ba học giả đạt giải Nobel kinh tế 2022. Ảnh: AP
Cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke, một trong ba học giả đạt giải Nobel kinh tế 2022. Ảnh: AP