Chip nhớ đang là vấn đề lớn đối với các ngành sản xuất điện tử trên toàn cầu, nhu cầu về chất bán dẫn đã tăng lên trong những năm gần đây khi mà cuộc sống phụ thuộc nhiều vào các thiết bị điện tử hơn. Ảnh hưởng của chip đến các ngành như sản xuất điện thoại, máy giặt, ô tô hay máy tính là rất lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu.
Sự phục hồi tăng trưởng ngành đến thời điểm hiện tại cũng chưa thể bù đắp được cho sự sụt giảm doanh thu liên quan đến thiếu chip, thiếu chip là thiếu các sản phẩm mà nhu cầu càng ngày càng tăng cao.
Năm 2022, ông Pat Gelsinger - Giám đốc điều hành của Intel đã cảnh báo về tình trạng thiếu hụt chip sẽ không kết thúc cho đến hết năm 2023, lý do được đưa ra là do doanh số bán máy tính xách tay bị ảnh hưởng bởi vấn đề nguồn cung và dựa trên kết quả kinh doanh của Intel trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì tình trạng thiếu chip sẽ tiếp tục kéo dài thêm 2 năm, đến hết năm 2024. Tình trạng thiếu hụt đã ảnh hưởng đến thiết bị cũng như gặp nhiều khó khăn hơn do các nhà máy ngừng hoạt động.
Nhiều lô hàng PC và máy tính xách tay đã phải chậm giao hàng cũng vì tình trạng thiếu chip trầm trọng, trong khi trước đó đã có những dự đoán cũng như các nhà sản xuất chip đã có dự phòng về sụ thiếu hụt này.
Báo cáo tài chính quý I/2022 của Intel cũng đã chỉ ra rõ, doanh thu của hãng trong quý I/2022 đã giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ suất lợi nhuận gộp của Intel giảm từ 55,2% xuống 50,4% dẫn đến cổ phiếu giảm 6% ngày 29/4. Trong đó, nhóm khách hàng về máy tính của Intel giảm 13% trong quý, một phần nguyên nhân là một số hãng như Apple đã loại chip Intel để chuyển dần sang chip của riêng mình.
Intel đang đầu tư mạnh để xây dựng các nhà máy và dây chuyền sản xuất mới, trong đó có khoản đầu tư lên đến 20 tỷ USD cho nhà máy chế tạo tại OHIO, Mỹ và kế hoạch đầu tư tài chính lên đến 100 tỷ USD trong 10 năm tới tại thị trường Mỹ và châu Âu, với mong muốn đưa Intel trở lại là hãng hàng đầu về chip trong tương lai.