Giọng nói và các chương trình phát thanh phản chiến của bà Trịnh Thị Ngọ, phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt Nam, được lính Mỹ đặt cho nghệ danh Hanoi Hannah (Hannah của Hà Nội) đã thu hút sự theo dõi của nhiều binh lính Mỹ, trong đó có viên phi công John McCain.
Ông McCain cũng là người góp công lớn cho quá trình bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước.
Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 4/2000, ông McCain cho biết đã nghe chương trình của bà Ngọ qua chiếc loa treo trên trần nhà tù, được chiếu sáng bởi một bóng đèn duy nhất.
“Tôi nghe chương trình của bà ấy mỗi ngày. Bà Ngọ là một phát thanh viên tuyệt vời. Tôi ngạc nhiên là bà không đến Hollywood”, ông McCain nói.
Ông Nguyen Ngoc Thuy, một đồng nghiệp cũ của bà Ngọ cho biết, bà Ngọ vừa là một người nổi tiếng vừa là một hình mẫu đối với các đồng nghiệp trẻ, trong đó có ông. “Chúng tôi hâm mộ giọng đọc hoàn hảo và vai trò huyền thoại của bà trong giai đoạn chiến tranh”, ông nói.
Bà Ngọ sinh năm 1931 tại Hà Nội. Bà học tiếng Anh từ những năm 1950, vào sau đó tự học qua phim, đặc biệt là qua bộ phim ưa thích Cuốn theo chiều gió.
Bà Ngọ bắt đầu làm phát thanh viên cho Đài Tiếng nói Việt Nam vào năm 1955, một năm sau khi quân Pháp bị đánh bại ở trận Điện Biên Phủ. Bà có cách giao tiếp thân thiện với độc giả. Nhưng dưới giọng nói trầm ấm, là niềm tin sắt đá vào chiến thắng của Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh, người quay phim có mặt trong buổi gặp mặt của bà Ngọ và nữ diễn viên, nhà hoạt động phản chiến Jane Fonda tại Hà Nội vào năm 1972, cho biết: “Binh lính sử dụng súng, nhưng ở Hà Nội, bà đã dùng giọng nói của mình để chiến đấu”.