Tổ chức tuần “Văn hóa - Du lịch Lai Châu” năm 2022 tại TP Hồ Chí Minh

Tân Tiến
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Được đất trời ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ với dãy núi Hoàng Liên Sơn đứng đầu trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Sở hữu 6/10 ngọn núi hùng vĩ nhất cả nước với bạt ngàn sắc hoa đỗ quyên, du lịch của Lai Châu đang dần cất cánh.

UBND tỉnh Lai Châu vừa có thông báo tổ chức tuần “Văn hóa - Du lịch Lai Châu” năm 2022, tại TP Hồ Chí Minh trong 3 ngày (từ 2/12 - 4/12). Đây là sự kiện phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh của Lai Châu. 

Ông Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu, thông tin về tuần "Văn hóa - Du lịch Lai Châu" năm 2022 tại TP Hồ Chí Minh. 
Ông Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu, thông tin về tuần "Văn hóa - Du lịch Lai Châu" năm 2022 tại TP Hồ Chí Minh. 
Cảnh đẹp kỳ vĩ của Bạch Mộc Lương Tử. Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.
Cảnh đẹp kỳ vĩ của Bạch Mộc Lương Tử. Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.

Tuần “Văn hóa - Du lịch Lai Châu” năm 2022 có chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỹ vĩ”. Lễ khai mạc diễn ra lúc 20 giờ 15 phút tối 2/12, trên đường Lê Lợi (quận 1) với sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân, diễn viên người dân tộc Mông, Thái, Hà Nhì,  Lào, Lự… 

Cảnh đẹp kỳ vĩ của Bạch Mộc Lương Tử. Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.
Cảnh đẹp kỳ vĩ của Bạch Mộc Lương Tử. Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.

Sau khai mạc là lễ hội đường phố, các nghệ nhân biểu diễn nhiều nhạc cụ, như: Đàn tính, trống, chiêng…, hòa trong trang phục đầy sắc màu của mỗi dân tộc như “Sửa luông” (dân tộc Thái); dân tộc Hà Nhì biểu diễn điệu “Xòe không ngủ” kết hợp với các làn điệu dân ca; dân tộc Lào biểu diễn điệu “Leo bo”; dân tộc Mông biểu diễn vũ điệu Khèn như chúng ta được biết qua tác phẩm văn học “Vợ chồng A Phủ”…

Lương y  Đinh Văn Thắng (SN 1972, ngụ quận Hà Đông, TP Hà Nội) đi phượt tại đèo Ô Quy Hồ. Ảnh nhân vật cung cấp.
Lương y  Đinh Văn Thắng (SN 1972, ngụ quận Hà Đông, TP Hà Nội) đi phượt tại đèo Ô Quy Hồ. Ảnh nhân vật cung cấp.

Lúc 20 giờ tối 3/12, có chương trình nghệ thuật, trình diễn múa Khèn, hát Then - đàn Tính, múa Xòe và múa Sạp (hát Then và múa Xòe đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể).

Điểm nghỉ dưỡng trên đèo Ô Quy Hồ. Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.
Điểm nghỉ dưỡng trên đèo Ô Quy Hồ. Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.

Đến 18 giờ 30 phút tối 3/12, đoàn nghệ nhân và diễn viên dân tộc tỉnh Lai Châu cùng tham gia sự kiện “TP Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta” nằm trong chương trình “Đối thoại hữu nghị TP Hồ Chí Minh lần thứ nhất năm 2022” trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Các diễn viên quần chúng sẽ trình diễn trang phục truyền thống nhiều màu sắc của 10 dân tộc (Thái, Giáy, Lào, Mảng, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La, Dao, Mông) đại diện cho 20 dân tộc tại Lai Châu. Vào tối 4/12 (từ 19 giờ 30 phút - 20 giờ 15 phút), trước tòa nhà Sunwah tiếp tục chương trình múa Xòe, múa Sạp, múa Khèn…, sau đó là lễ bế mạc.

Ruộng bậc thang luôn hút hồn du khách vào những buổi hoàng hôn. Ảnh: Cổng TTĐT Lai Châu.
Ruộng bậc thang luôn hút hồn du khách vào những buổi hoàng hôn.
Ảnh: Cổng TTĐT Lai Châu.

Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu Lương Chiến Công cho biết, trong 3 ngày diễn ra tuần “Văn hóa - Du lịch Lai Châu” năm 2022, sẽ có gian hàng quảng bá du lịch, trưng bày các sản phẩm OCOP, triển lãm ảnh đẹp “Miền đất - Thiên nhiên - Văn hóa- Con người Lai Châu”, giới thiệu ẩm thực dân tộc. Đặc biệt, biểu diễn nghề thủ công truyền thống: Kỹ thuật tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong dân tộc Mông; chế tác và sử dụng đàn Tính dân tộc Thái; tục nhuộm răng đen dân tộc Lự; văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian (ném pao, tó má lẹ, én cáy…).

Những căn nhà của người đồng bào nằm trên những mảnh ruộng bậc thang, tạo nên khung cảnh lãng mạn, mê mẩn lòng người. Ảnh: Cổng TTĐT Lai Châu.
Những căn nhà của người đồng bào nằm trên những mảnh ruộng bậc thang, tạo nên khung cảnh lãng mạn, mê mẩn lòng người. Ảnh: Cổng TTĐT Lai Châu.

Ông Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu cho biết: “Lai Châu được đất trời ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên với dãy núi Hoàng Liên Sơn đứng đầu trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Lai Châu còn sở hữu 6/10 ngọn núi hùng vĩ nhất cả nước, như: Pusilung, Putaleng, Bạch Mộc Lương Tử... với bạt ngàn sắc hoa đỗ quyên cùng biển mây trắng bềnh bồng. 

Từ trên cao nhìn Cổng kính Rồng Mây hòa lẫn trong biển mây bềnh bồng tuyệt đẹp.Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.  
Từ trên cao nhìn Cổng kính Rồng Mây hòa lẫn trong biển mây bềnh bồng tuyệt đẹp.
Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.  

Do đặc thù địa hình núi cao, một số vùng của Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ và sở hữu nhiều cảnh đẹp hùng vĩ. Ngành du lịch Lai Châu luôn trân trọng các nhà đầu tư đến hợp tác. Lai Châu cam kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu nhằm hợp tác đầu tư, liên kết sản xuất kinh doanh, khai thác hiệu quả để đưa du lịch Lai Châu phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có”.

Du khách tham gia du lịch mạo hiểm tại Cổng kính Rồng Mây. Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.  
Du khách tham gia du lịch mạo hiểm tại Cổng kính Rồng Mây.
Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.  
Động Pu Sam Cáp ở TP Lai Châu. Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.
Động Pu Sam Cáp ở TP Lai Châu. Ảnh: Sở VHTT&DL Lai Châu.

Cũng theo ông Tống Thanh Hải, hiện nay Lai Châu có nhiều sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm, như: Dù lượn đường trường tại huyện Tam Đường (điểm bay Sĩ Thâu Chải), được Liên đoàn Thể thao hàng không quốc tế (FAI) công nhận là một trong những điểm bay đẹp nhất Đông Nam Á. 

Hoặc du lịch chinh phục thiên nhiên, chinh phục các đỉnh núi hùng vĩ, như: Đỉnh PuSilung (3.083m), đỉnh PuTaleng (3.049m), đỉnh Bạch Mộc Lương Tử (3.045m)...; du lịch khám phá các hang động kỳ vĩ: Pu Sam Cáp, Tiên Sơn, Tá Phìn…; du lịch cộng đồng, như: Khu Du lịch Cầu kính Rồng Mây, chợ đêm San Thàng; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, như: Ngâm chân, tắm thuốc của người Dao ở huyện Sìn Hồ; tắm nước khoáng nóng ở Vàng Pó, Phiêng Phát, nghỉ dưỡng sinh thái ở các bản ven sông và trong lòng hồ thủy điện…

 

Đi Lai Châu không ghé đèo Ô Quy Hồ là lãng phí 

“Ngoài cảnh đẹp hùng vĩ, Lai Châu còn có loại sâm quý mà vừa qua Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về dự Hội chợ sâm đã kỳ vọng sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh và một số loại sâm quý khác sẽ trở thành “quốc bảo” của Việt Nam”, ông Tống Thanh Hải, bộc bạch.

Lương y Đinh Văn Thắng (SN 1972, ngụ quận Hà Đông, TP Hà Nội) một trong nhiều “phượt thủ” đã in dấu chân ở hầu hết các thắng cảnh vùng Tây Bắc, cho biết: “Nếu lên Lai Châu mà không ghé điểm du lịch trên đèo Ô Quy Hồ là một lãng phí lớn. Đèo Ô Quy Hồ được mệnh danh là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” huyền thoại. Bên cạnh đó, nếu thích chinh phục các đỉnh núi mà không lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử sẽ rất tiếc nuối, vì cảnh ở đây đẹp đến mê hồn”.  

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần