Tọa đàm Chuyển đổi số MobiFone giai đoạn 2022 – 2025: Khát vọng chuyển đổi

Ngọc Linh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tiếp nối những thành quả năm 2021, MobiFone tiếp tục triển khai kế hoạch chuyển đổi số toàn diện, nhiều chiều, không chỉ hướng đến xây dựng hạ tầng số mà còn thay đổi tư duy của toàn bộ đội ngũ.

Những dấu ấn đậm nét

Ngày 24/2/2022 MobiFone tổ chức Tọa Đàm Chuyển đổi số MobiFone giai đoạn 2022-2025. Tại sự kiện, đại diện MobiFone báo cáo những kết quả chuyển đổi số đạt được trong năm 2021 cùng kế hoạch triển khai năm 2022.

Năm 2021, giữa bối cảnh kinh tế xã hội nhiều biến độngdo dịch Covid-19 bùng phát, MobiFone vẫn giữ vững vị thế là một trong những DN số đi đầu tại Việt Nam, tích cực, chủ động không ngừng triển khai chuyển đổi số toàn diện trên tất cả lĩnh vực. Trong đó, MobiFone đã “phủ sóng” chuyển đổi số trên 6 chiều: khách hàng, điều hành, chiếc lược, dữ liệu, công nghệ và văn hoá. Mức độ trưởng thành số tăng từ 2,25 điểm năm 2020 lên 2,37 điểm trong năm 2021.

Tọa đàm Chuyển đổi số MobiFone giai đoạn 2022 – 2025: Khát vọng chuyển đổi - Ảnh 1

Đáng chú ý, năm 2021 MobiFone đạt 100% cửa hàng không giấy tờ, thời gian thực hiện các giao dịch giảm từ 15 phút xuống còn 2 phút với giao dịch điện tử. MobiFone cũng là nhà mạng sử dụng 100% thông báo cước điện tử. Hiện có khoảng 1,8 triệu thuê bao MobiFone đang dùng hoá đơn điện tử.

Giải pháp chăm sóc khách hàng trực tuyến My MobiFone đã thu hút tới 10 triệu người dùng. Đây là ứng dụng thông minh được nhiều khách hàng đánh giá cao nhờ tính năng thông minh giúp quản lý thông tin tài khoản MobiFone tiện lợi, đăng ký gói cước, các dịch vụ dễ dàng và cập nhật các chương trình khuyến mãi nhanh chóng.

Tọa đàm Chuyển đổi số MobiFone giai đoạn 2022 – 2025: Khát vọng chuyển đổi - Ảnh 2

Trong điều hành doanh nghiệp, toàn bộ nghiệp tài chính kế toán của MobiFone hiện đã được đưa vào hệ thống ERP. 90% lượng văn bản điều hành sử dụng hệ thống Smart Office. Đồng thời hiện MobiFone đã có 4 quy trình tự động được đưa lên hệ thống Smart Office mà không cần văn bản điện tử.

Từ đầu năm 2021, MobiFone và EY Việt Nam đã khởi động Dự án tư vấn xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030. Với cái “bắt tay” này, MobiFone quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang công ty công nghệ, cung cấp hạ tầng số, dịch vụ số và nội dung số. Song song đó, chiến lược “Make in MobiFone” cũng hướng đến tiết kiệm 90 tỷ thuê dịch vụ,giúp tăng cường chuyên môn của đội ngũ nhân lực.

Tọa đàm Chuyển đổi số MobiFone giai đoạn 2022 – 2025: Khát vọng chuyển đổi - Ảnh 3

MobiFone đã hoàn thành xây dựng Data Lake đồng thời triển khai các quy định phân lớp dữ liệu. Trong khi đó, những thành công trong chuyển đổi số công nghệ, đưa 12 hệ thống lên Cloud đã giúp MobiFone tiết kiệm tới 40 tỷ đồng chi phí thuê Server vật lý.

Thích ứng với thời đại số hoá, MobiFone liên tục tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu chuyển đổi số nội bộ cho cán bộ nhân viên. Mặt khác, DN còn đặc biệt bắt tay vào xây dựng “Văn hoá doanh nghiệp số” với 4 giá trịcốt lõi: Đổi mới - Thần tốc - Chuyên nghiệp - Hiệu quả.

Bền lòng với chiến lược chuyển đổi số toàn diện

Lắng nghe những dấu ấn chuyển đối số trong năm 2021, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã dành nhiều thời gian chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin, kinh nghiệm xây dựng chính sách sản phẩm cần tập trung định hướng vị thế, quy hoạch nguồn nhân lực trong bối cảnh mới cũng như đưa ra những lời khuyên đầy hữu ích trong khuôn khổ của buổi tọa đàm.

Tọa đàm Chuyển đổi số MobiFone giai đoạn 2022 – 2025: Khát vọng chuyển đổi - Ảnh 4

Bước sang năm 2022, với tầm nhìn đến năm 2030 trở thành “DN dẫn đầu kiến tạo hệ sinh thái số, cung cấp dịch vụ, giải pháp số cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á”, MobiFone tiếp tục nỗ lực theo đuổi kế hoạch chuyển đổi số 6 chiều, chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực: kinh doanh, kĩ thuật,CNTT, tổ chức, quản trị DN, tài chính kế toán. Cùng việc xây dựng hạ tầng số, nhà mạng hướng đến thay đổi tư duy về chuyển đổi số cho toàn bộ nhân viên.

Trước tiên, chiến lược của công ty là tạo “không gian mới” bằng việc mở rộng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới ngoài viễn thông truyền thống. Những lĩnh vực được nhắc đến có 5G, IoT, game online, nội dung số, thanh toán số… MobiFone cũng chứ trọng tiếp cận tới lượng khách hàng gen Z đầy tiềm năng bằng những kênh online, app duy nhất…

Tọa đàm Chuyển đổi số MobiFone giai đoạn 2022 – 2025: Khát vọng chuyển đổi - Ảnh 5

Để thực hiện những chiến lược trên, trong lĩnh vực khách hàng, MobiFone đặt mục tiêu “online hoá” toàn bộ quy trình từ tiếp cận, phát triển thuê bao, hỗ trợ bán hàng, quản lý điểm bán, chăm sóc khách hàng cho đến cung cấp các sản phẩm dịch vụ online trên website, app và các nền tảng thương mại điện tử. Cùng với đó, công ty cũng sẽ thực hiện “làm giàu dữ liệu” khách hàng, hướng đến phục vụ phân tích chân dung khách hàng.

Theo kế hoạch, MobiFone tiếp tục “cloud hoá” hệ thống CNTT với việc chuyển đổi 7 hệ thống quan trọng lên cloud. Mục tiêu chuyển đổi số trong công tác điều hành được thực hiện theo tiêu chí “đơn giản hoá” cả trong điều hành kĩ thuật đến quản trị nhân sự, tài chính kế toán. Theo đuổi mục tiêu tự động hoá và thông minh hoá.

Tọa đàm Chuyển đổi số MobiFone giai đoạn 2022 – 2025: Khát vọng chuyển đổi - Ảnh 6

Hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện, MobiFone còn chú trọng phát hiện những “tài năng số”, hình thành nhận thức về chuyển đổi số cũng như xây dựng môi trường làm việc hiện đại, thúc đẩy đổi mới.

Với một kế hoạch toàn diện như trên, MobiFone xác định mục tiêu chuyển đổi số năm 2022 là tăng điểm trưởng thành số “nhảy vọt” từ 2,37 lên 3,0; tạo dựng được đội ngũ triển khai, Make in MobiFone với khoảng 600 nhân sự; tạo ra sự thay đổi trong quản trị nội bộ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần