Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tọa đàm khoa học về chế định Hội đồng Hiến pháp

Kinhtedothi - Sáng 17/8, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức tọa đàm khoa học về Hội đồng Hiến pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Hội đồng Hiến pháp là một trong những nội dung quan trọng với một số vấn đề đang được tiếp tục thảo luận, cho ý kiến: Sự cần thiết thành lập, cơ sở lý luận; mô hình tổ chức; nhiệm vụ quyền hạn; mối quan hệ của Hội đồng Hiến pháp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chủ trì toạ đàm.

 
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức Tọa đàm về Hội đồng Hiến pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, sáng 17/8. Ảnh: TTXVN
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức Tọa đàm về Hội đồng Hiến pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, sáng 17/8. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Hội đồng Hiến pháp là một trong những nội dung quan trọng cần được tiếp tục thảo luận, cho ý kiến.

Đây là lần đầu tiên chế định này được đặt ra trong quá trình xây dựng Hiến pháp ở nước ta. Việc xây dựng thiết chế này trên cơ sở tiếp thu tinh hoa khoa học của nhân loại và kế thừa thành tựu trong xây dựng bộ máy Nhà nước từ khi thành lập đến nay, hướng đến mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp 1992 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới, có tầm nhìn lâu dài.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các chuyên gia, các nhà khoa học tiếp thu, tổng hợp ý kiến và tiếp tục thảo luận để góp phần hoàn thiện thiết chế Hội đồng Hiến pháp.

Trong một ngày làm việc, các đại biểu thảo luận về sự cần thiết phải thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách là Hội đồng Hiến pháp; cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề này cũng như mô hình tổ chức, vị trí, tính chất của Hội đồng Hiến pháp.

Buổi tọa đàm cũng ghi nhận những ý kiến đóng góp, thảo luận về nhiệm vụ quyền hạn; hiệu lực các quyết định của Hội đồng Hiến pháp.

Các ý kiến cũng đề cập đến mối quan hệ giữa Hội đồng Hiến pháp với tư cách là một thiết chế hiến định độc lập với các cơ quan khác của Nhà nước đặc biệt là Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân để phù hợp với nguyên tắc: Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Kết luận của buổi tọa đàm sẽ là căn cứ khoa học để Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

02 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

02 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ