Ông Phạm Cao Thắng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO)
Bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn, đại diện Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà NộiPhó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, ông Lại Bá Hà - Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị cho biết, hôm nay, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tọa đàm "Phòng, chống rác thải nhựa: Nhìn từ câu chuyện chính sách", nhằm đi vào những câu chuyện cụ thể liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
Tại Hà Nội, từ năm 2019, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng về chống rác thải nhựa, Hà Nội đã có nhiều chính sách, lộ trình thực hiện chương trình chống rác thải nhựa trên địa bàn TP. Cụ thể, tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức của người dân trong việc chống rác thải nhựa như: Không dùng chai nhựa tại các công sở, giảm túi nilon khi đi chợ, giảm bớt sử dụng nhựa trong cuộc sống hàng ngày, tiêu hủy rác thải nhựa...
Đối với báo Kinh tế & Đô thị, đã thường xuyên phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường trong công tác tuyên truyền cho người dân về bảo vệ môi trường, với nhiều cuộc tọa đàm và bài viết về vấn đề này.
"Mong rằng, tại buổi tọa đàm hôm nay, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện cơ quan quản lý sẽ đưa ra được những tham vấn chính sách, cùng các cơ quan truyền thông, góp ý cùng với TP và Trung ương để có những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tác hại do sản phẩm nhựa gây ra cho môi trường.
Chúng tôi cũng mong nhận được ý kiến đóng góp của các đại biểu để nâng cao nhận thức của người dân trong tiếp nhận chính sách bảo vệ môi trường và thực hiện tốt hơn chính sách bảo vệ môi trường thông qua việc giảm rác thải nhựa..." - ông Lại Bá Hà nhấn mạnh.
-
nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, hiện là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & kỹ thuật Hà Nội
PGS.TS Bùi Thị An
-
Trưởng ban cố vấn, đại diện Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội
Bà Trịnh Thị Ngân
-
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường.
Ông Mai Trọng Thái
-
Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị (URENCO)
Ông Phạm Cao Thắng
Ngoài ra, trong thời gian tới, Sở TN&MT Hà Nội sẽ thực hiện các mô hình thí điểm thu gom, phân loại rác thải tại một số nơi công cộng, cụ thể:
- Tiếp tục phát huy hiệu quả từ kế hoạch 232/ KH-UBND sẽ tiến hành phân loại rác tại nguồn tại nơi công sở, nơi làm việc, phân loại rác hữu cơ để người thu gom có thể chủ động được.
- Thực hiện thí điểm mô hình phân loại rác thải và tuyên truyền vận động hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP cụ thể: Chùa Quán Sứ, Chùa Hà, Chùa Hương; Phủ Tây Hồ; Văn Miếu Quốc Tử Giám.
- Thực hiện thí điểm mô hình thu gom, phân loại rác tại nhà ga, bến xe trên địa bàn TP; đồng thời kêu gọi các đơn vị quản lý nhà ga, bến xe ký cam kết không sử dụng túi nilon và đồ nhựa sử dụng một lần trên xe khách, tàu.
Tôi cho rằng, khi chúng ta làm được với những lộ trình đưa ra như vậy, từ phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý, đặc biệt là khâu tái chế, thì khi đó chúng ra sẽ có bài toán căn cơ để giải quyết vấn đề này. Hi vọng việc phân loại rác thải sẽ đạt được những hiệu quả tích cực hơn, từ đó sẽ có những chính sách phù hợp, trong đó nâng cao ý thức cộng đồng để người dân cùng tham gia bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, việc xây dựng cơ thế chính sách sẽ góp phần đưa ra những giải pháp công nghệ phù hợp để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi truờng.
Một vấn đề nữa cũng cần quan tâm, đó là rác thải làng nghề là một trong những đối tượng cần được nâng cao,quản lý tập trung xử lý chất thải, khí thải.
Ông Phạm Cao Thắng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị (URENCO): Đây là bài toán đồng bộ tiến tới xây dựng thành công xền kinh tế tuần hoàn mà mỗi Quốc gia đều đang hướng tới. Tuy nhiên để bài toán này được giải quyết hiệu quả thì tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi địa phương cần xây dựng lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp từ thấp đến cao: Ngăn chặn việc phát sinh chất thải; tiếp theo là tái sử dụng và tái chế chất thải; cuối cùng, nếu không thể tái chế, phải xử lý chất thải theo cách ít tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nhất.
Để triển khai đồng bộ, hiệu quả cần các giải pháp tổng thể, tuy nhiên với góc độ là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VSMT chúng tôi thiết nghĩ: ngoài việc chỉ đạo quyết liệt từ phía chính quyền, sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội đoàn thể, sự đồng thuận hưởng ứng tích cực từ phía người dân thì:
Việc phân loại rác phải phù hợp với công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương. Ví dụ, năm 2008, dự án JICA phân loại rác thành 3 loại tái chế, hữu cơ và vô cơ… theo công nghệ xử lý rác của Hà Nội ngày đó là chôn lấp tại bãi Nam Sơn và Nhà máy xử lý phân vi sinh tại Cầu Diễn, hiện nay, TP sắp hoàn thành Nhà máy đốt rác phát điện tại Nam Sơn công suất 4.000 tấn/ ngày. Việc phân loại sẽ được chia thành 3 loại tái chế, đốt được và không đốt được.
Các chính sách hỗ trợ về thuế xuất, mặt bằng, trợ giá đối với các hoạt động xử lý rác tái chế mà thị trường không thể điều tiết được… Sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động phân loại – thu gom – tái chế - tái sử dụng rác hiệu quả.
Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường trả lời: Theo Quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường quy định Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu sau đây được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
- Đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường;
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành.
Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
- Có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
Những loại phế liệu được phép nhập khẩu phải nằm trong danh mục phế liệu quy định tại Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Như vậy, đối với các Tổ chức, cá nhân phải nhập khẩu phế liệu là nhựa đều phải nằm trong danh mục tại Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chinh phủ và Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
Theo tôi giải pháp chính sách tăng thuế chỉ là một phần nhưng giải pháp hữu hiệu là cấm nhập khẩu các nguyên liệu tái chế từ nước ngoài mà tập trung đẩy mạnh công nghệ tái chế chất thải nhựa trong nước làm nguyên liệu tái chế sản xuất trong nước nhằm giảm lượng phát sinh chất thải nhựa, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.
PGS.TS Bùi Thị An - Nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, hiện là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & kỹ thuật Hà Nội: Trên báo chí đã phản ánh, những năm qua, có những lúc chúng ta tồn đọng cả nghìn container phế liệu, phế thải "vô chủ" tại các cảng. Vì sao lại như vậy?
Theo tôi, nguyên nhân do chính sách của nước ngoài muốn "tuồn" các phế liệu, phế thải này ra các nước khác, thậm chí đẩy đi với giá "0 đồng", bên nhập về có khi còn được tiền. Vì lợi ích trước mắt, nhiều người cam tâm nhập những thùng phế thải đó về Việt Nam. Không chỉ nhựa, còn nhiều chất thải rất nguy hại trong số đó.
Cho nên theo tôi đầu tiên vẫn là chính sách, Chính phủ phải cấm nhập tuyệt đối các chất thải gây độc hại cho sức khỏe người dân Việt Nam, kể cả để tái chế. Điều này đòi hỏi sự quyết liệt, quyết đoán của Chính phủ và hành động đồng bộ của các cơ quan thực thi.
Tiếp đó, đến các quy trình, công nghệ tái chế, chúng ta phải kiểm soát được vấn đề này. Doanh nghiệp nào không đủ điều kiện, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm thì phải cấm luôn.
Tiếp nữa là vấn đề kinh doanh, trong khâu này quản lý thị trường của ngành Công Thương có vai trò lớn.
Như vậy tôi cho rằng vấn đề ở đây là đồng bộ, là vấn đề chính sách. Chứ để dồn đến cho người tiêu dùng thì rất dễ.
PGS.TS Bùi Thị An - Nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, hiện là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & kỹ thuật Hà Nội: Các hoạt động đốt rác ngoài trời phát sinh nhiều chất ô nhiễm độc hại như dioxin, cyanide, phenol… ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Liên quan đến sức khỏe người dân thì không có gì cân đong đo đếm được, nên cần phải có những chế tài, các mức phạt nặng hơn để răn đe.
Ngoài ra, các sản phẩm thân thiện với môi trường còn chưa được bán phổ biến tại các cửa hàng tiện lợi và các sản phẩm này cần công nhận chất lượng đạt chuẩn của cấp có thẩm quyền cấp phép, đẩy mạnh việc tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng và bắt buộc các Trung tâm, siêu thị, cửa hàng nói không với việc sử dụng túi nilon trong việc đựng hàng hóa.
PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & kỹ thuật Hà Nội trả lời câu hỏi của độc giả. |
Bà có thể cho biết, vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách mà Nhà nước đặt ra đối với vấn đề phòng, chống rác thải nhựa?