Phát biểu mở đầu tọa đàm, ông Nguyễn Anh Đức - Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị cho biết, theo thống kê, mỗi ngày khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội từ 5.500 - 6.000 tấn, trong đó rác thải nhựa chiếm 8 - 10% (khoảng 50 - 60 tấn). Tác hại của rác thải nhựa với môi trường đã được cảnh báo rất nguy hiểm.
Cách đây chưa lâu, báo Kinh tế & Đô thị cũng phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường tổ chức tọa đàm “Túi nilon và chất thải nhựa dùng một lần: Tác hại và giải pháp”, điều này cho thấy môi trường đang là vấn đề rất bức bối của người dân hiện nay.
Công tác bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon trong những năm gần đây luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp và Hà Nội đặc biệt quan tâm. TP đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt.
Qua việc tổ chức cuộc tọa đàm hôm nay, báo Kinh tế & Đô thị mong muốn nhận được sự đóng góp của các chuyên gia, các sở ban ngành để có thể góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của người dân Thủ đô, đặc biệt góp phần vào việc hạn chế rác thải nhựa mà TP đang và sẽ triển khai trong năm 2020.
-
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường
Ông Mai Trọng Thái
-
Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học & kỹ thuật Hà Nội, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII
PGS.TS Bùi Thị An
-
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm
Ông Phạm Tuấn Long
-
Phó Tổng giám đốc Thường trực Hapro (Tập đoàn BRG)
Ông Nguyễn Tiến Vượng
-
Phó Trưởng phòng TN&MT quận Cầu Giấy
Ông Phạm Bình Dương
-
Trưởng phòng Thẩm định & Đánh giá tác động môi trường
Bà Nguyễn Thị Hưởng
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của PGS.TS Bùi Thị An. Đối với việc đưa ra sản phẩm mới rất cần có hội đồng khoa học xem xét đánh giá các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Thời gian qua chúng ta đang vận động người dân không sử dụng bếp than tổ ong, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với Viện Công nghệ môi trường, ĐH Bách Khoa kiểm tra, đánh giá đối với loại bếp than tổ ong thân thiện môi trường để có cơ sở khoa học khuyến khích người dân áp dụng.
Do vậy, đối với các sản phẩm thân thiện môi trường, chúng ta có thể phối hợp với nhiều tổ chức để có đánh giá chuyên sâu về các thành phần hóa học, chứ không định lượng định tính.
Hiện các sản phẩm thân thiện môi trường như tre nứa, giấy kết hợp với polyme… đang được khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất để thay thế túi nilon. Thời gian tới, trong quá trình thực hiện Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có đánh giá chuyên sâu trên cơ sở đó có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường.
Đồng thời, tuyên truyền đúng trọng tâm trọng điểm, giúp người dân nhìn nhận thấy những tác hại, hưởng ứng phong trào hạn chế dử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần.
Ông Phạm Tuấn Long - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm trả lời câu hỏi của độc giả báo Kinh tế & Đô thị. |
Thưa ông, được biết thời gian qua UBND TP Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Vậy, ông có thể cho biết hiệu quả bước đầu trong việc thực hiện các chính sách này cũng như thực trạng rác thải nhựa hiện nay trên địa bàn TP?
- Tuyên truyền các cửa hàng, siêu thị, trường học hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần
- Tuyên truyền các cơ sở sản xuất túi ni lông đến năm 2020 hạn chế việc sản xuất, sử dụng túi nilon khó phân hủy
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khó phân hủy theo lộ trình của TP.