Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả”

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 13/11, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến với độc giả báo điện tử Kinh tế & Đô thị tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy với chủ đề: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả”.

Các vụ cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra để lại hậu quả nặng nề về tính mạng con người và tài sản. Do đó, để đề phòng cháy, nổ, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, thì trước tiên chúng ta cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng cháy chữa cháy cho người dân.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi năm, cả nước xảy ra khoảng hơn 3.000 vụ cháy; trong đó, hơn 50% số vụ xảy ra tại khu dân cư, hộ gia đình; đặc biệt nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống an sinh của người dân.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy, nổ là do ý thức chấp hành các quy định về an toàn PCCC, an toàn trong sử dụng điện, cách bố trí hàng hóa của chủ hộ gia đình, chủ cơ sở kinh doanh chưa cao và chưa phù hợp với quy định.
 Các khách mời chụp ảnh kỷ niệm cùng Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Lại Bá Hà.
Trước thực tế trên, thực hiện Kế hoạch tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn TP Hà Nội năm 2020, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến với độc giả báo điện tử Kinh tế & Đô thị tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy với chủ đề: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả”. Qua đây, nhằm tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức của người dân về lĩnh vực phòng chống cháy, nổ.
Tham dự buổi giao lưu trực tuyến hôm nay có:
Thượng tá Bùi Trọng Quát - Phó Trưởng Công an Quận Thanh Xuân
Đại úy Đỗ Tuấn Anh - Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an TP Hà Nội
PGS - Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Giảng viên Đại học PCCC
Luật sư Hồ Diên Trung - Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn An Phước
Ông Nguyễn Hưng Huynh - Cán bộ UBND xã La Phù, huyện Hoài Đức
Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà phát biểu tại buổi tọa đàm.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà cho biết: "Từ trước tới nay, ông cha ta đã coi PCCC là công tác rất quan trọng. Trong những năm gần đây, tại Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ cháy với hậu quả nghiêm trọng. TP Hà Nội và các cấp chính quyền, đặc biệt là lực lượng PCCC đã tích cực tham gia tuyên truyền và vận động, qua đó giúp giảm số lượng các vụ cháy trên địa bàn trong thời gian qua.
Tuy nhiên, trước mật độ dân cư ngày càng cao, số lượng phương tiện giao thông gia tăng, cùng với sự phát triển của các làng nghề, thì nguy cơ cháy nổ ngày càng cao. Buổi tọa đàm trực tuyến được tổ chức nhằm nâng cao ý thức người dân, đặc biệt là ở các khu dân cư với mục tiêu giảm thấp nhất nguy cô cháy nổ. Chúng tôi mong nhận được ý kiến các khách mời trong lực lượng PCCC và các cơ quan liên quan, qua đó góp phần nâng cao ý thức người dân và ngăn ngừa tội phạm trong lĩnh vực cháy nổ gây bất an trong xã hội".
KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 3

    Phó Trưởng Công an Quận Thanh Xuân

    Thượng tá Bùi Trọng Quát

  • Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 4

    Cán bộ UBND xã La Phù, huyện Hoài Đức

    Ông Nguyễn Hưng Huynh

  • Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 5

    Giảng viên Đại học PCCC

    PGS - Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh

  • Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 6

    Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an TP Hà Nội

    Đại úy Đỗ Tuấn Anh

  • Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 7

    Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn An Phước

    Luật sư Hồ Diên Trung

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Lê Văn Thành (Quận Long Biên) hỏi:

Thời gian qua đã xảy ra khá nhiều vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại người và tài sản. TS Nguyễn Tuấn Anh có thể cho biết khi xảy ra đám cháy cần những kỹ năng cơ bản nào để thoát thân?

Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 8
PGS - Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh trả lời:
Theo thống kê của Cảnh sát PCCC Hà Nội hàng năm tăng 10-12% số vụ, số người chết cũng không hề giảm (khoảng dưới 100 người) trong 5 năm trở lại đây.
Khi chúng tôi lấy số liệu thống kê về người chết trong các vụ cháy thì Việt Nam vẫn đang thuộc top đầu thế giới.
Về kỹ năng PCCC cần chủ động tự học, tự trang bị, những hướng dẫn dạng này rất phổ biến trên mạng.
Bên cạnh đó cần học cách quan sát và ghi nhớ về đường thoát, phương tiện PCCC ở đâu, mỗi lần chỉ cần từ 5-7 giây nhưng rất hữu ích nếu xảy ra sự cố.
Ngoài ra cũng cần học cách sử dụng đúng các phương tiện PCCC như bình chữa cháy. Các kỹ năng khác như thoát hiểm theo hướng nào cũng cần được trang bị kỹ càng.
Bạn đọc Hoàng Hùng (hung0913@gmail.com) hỏi:

Phương tiện thế nào là an toàn và không an toàn?

Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 9
PGS - Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh trả lời:
Phương tiện giao thông trở người từ 7-9 chỗ hoặc lớn hơn. Đứng trên góc độ PCCC phải đảm bảo điều kiện: lái xe, chủ xe phải trang bị kiến thức cơ bản cho người lái và phụ xe về PCCC. Trang bị bình chữa cháy trên xe và lúc nào cũng trong tình trạng sẵn sàng sử dụng. Búa thoát hiểm cũng cần được trang bị trên xe để nếu xảy ra sự cố có thể phá kính để thoát ra.
Bản thân người lái xe và phụ xe cần phải biết sử dụng các dụng cụ PCCC. Cần chủ động trong phương án xử lý vì không phải lúc nào cũng gặp sự cố gần khu vực có cảnh sát PCCC.
Về chức năng kiểm tra PCCC, trong quá trình di chuyển và lưu thông trên đường lực lượng CSGT có thể thực hiện hành động này.
Bạn đọc Nguyễn Văn Đông (dongvan2109@gmail.com) hỏi:
Với địa bàn là một xã thuộc huyện ngoại thành, đặc trưng có nhiều nhà xưởng, khu công nghiệp. Với hoạt động của các cơ sở này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về PCCC. Vậy phía chính quyền địa phương đã có những kế hoạch, giải pháp gì để tuyên truyền... để công tác phòng chống cháy, nổ trên địa bàn xã có hiệu quả?
Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 10
Ông Nguyễn Hưng Huynh trả lời:
Với địa bàn là một xã đặc trưng có nhiều nhà xưởng, khu công nghiệp, hoạt động của các cơ sở này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về PCCC thì Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy chữa cháy luôn được lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã La Phù quan tâm chú trọng thực hiện.
- Ủy ban nhân dân xã thường xuyên phối hợp với Công an Huyện Hoài Đức tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ về PCCC và cứu nạn cứu hộ, kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra cho các hộ gia đình kết hợp kinh doanh, chủ các xưởng sản xuất tư nhân, người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. 
- Một số hình thức tuyên truyền mang lại hiệu quả như: Tổ chức treo các pano, khẩu hiệu,tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã, lồng ghép trong các hội nghị của thôn, buổi sinh hoạt của chi hội đoàn thể thôn, ký cam kết về phòng cháy chữa cháy,...
- Công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC được triển khai tích cực, chú trọng tuyên truyền về kỹ năng PCCC, kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã.
- Ở xã La Phù đã thành lập Hội doanh nghiệp làng nghề mà thành viên của hội chính là những Giám đốc công ty, chủ các nhà kho, các cơ sở sản xuất. Lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban tập trung tuyên truyền trong các thành viên của hội doanh nghiệp để mọi người nhận thức được trách nhiệm của mình trong công tác phòng cháy chữa cháy. Từ đó đã có rất nhiều các công ty, doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân đã tự trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản như bình bột chữa cháy, bình khí chữa cháy, hệ thống biển báo chỉ dẫn lối thoát hiểm.
- Công tác nắm bắt tình hình cháy, nổ trên địa bàn được coi trọng, lực lượng công an xã làm nòng cốt và phối hợp tích cực với các ban ngành đoàn thể thường xuyên tổ chức các tổ trực tiếp đến các cơ sở để tuyên truyền, nhắc nhở các cơ sở khắc phục những hạn chế từ đó đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở Sản xuất và người dân đối với công tác phòng cháy chữa cháy.
- Đảng ủy, UBND xã La Phù đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị và người dân đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Công tác nắm bắt tình hình cháy, nổ trên địa bàn được coi trọng, từ đó đề xuất những biện pháp, giải pháp PCCC hiệu quả hơn. Công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC được triển khai tích cực, chú trọng về kỹ năng PCCC, kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã. Một số công ty, doang nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân đã tự trang bị các thiết bị PCCC cơ bản, như bình bột chữa cháy, bình khí chữa cháy, hệ thống biển báo chỉ dẫn lối thoát hiểm. Lực lượng PCCC, dân phòng tiếp tục được củng cố, kiện toàn thường xuyên và hoạt động hiệu quả.
- Một số tổn tại, hạn chế: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC tuy đã được tăng cường nhưng một số người dân vẫn còn coi nhẹ công tác PCCC tại chỗ; nhiều hộ gia đình chưa trang bị phương tiện PCCC, chưa nắm được phương pháp, biện pháp chữa cháy, kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn nên không có khả năng tự tổ chức cứu chữa, thoát nạn khi xảy ra cháy; Công tác kiểm tra không được duy trì thường xuyên.
Bạn đọc Phạm Trung Tá (Quận Ba Đình) hỏi:
Xin ông cho biết thêm, CATP Hà Nội sẽ triển khai công tác phòng chống cháy, nổ như thế nào vào dịp cuối năm?
Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 11
Đại úy Đỗ Tuấn Anh trả lời:
Hiện tại Hà Nội đã bước vào mùa hanh khô, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, do đó, để làm tốt công tác đảm bảo an toàn PCCC, phòng ngừa hỏa hoạn dịp cuối năm, chúng tôi vẫn đang tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như:
- Đẩy mạnh công tác nắm tình hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền Thành phố đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCCC.
- Tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở; trình độ, kỹ năng, khả năng PCCC tới sâu rộng các tầng lớp nhân dân. Cụ thể, tham mưu cấp ủy, chính quyền phường, xã, thị trấn mở đợt tuyên truyền vận động cơ sở, người dân (nhất là các khu chung cư cũ, nhà ống, nhà mặt phố…) dỡ bỏ “lồng sắt, chuồng cọp”, biển bảng quảng cáo… tạo lối thoát nạn và công tác CC, CN, CH khi có sự cố cháy, nổ xảy ra... 
- Đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC; các biện pháp, giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Đảm bảo công tác thường trực, ứng trực, sẵn sàng chữa cháy và CNCH, kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác theo quy định; điều động lực lượng, phương tiện đến hiện trường xử lý kịp thời các tình huống cháy, nổ, sự cố xảy ra trên địa bàn Thành phố, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH với các sở, ban, ngành Thành phố, các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trong công tác chữa cháy. Phát huy tốt vai trò của lực lượng PCCC tại chỗ trong việc phát hiện, xử lý các sự cố cháy, tai nạn ngay khi mới phát sinh./.
Bạn đọc Ngô Ngọc Hà (Quận Hà Đông) hỏi:
Hiện xe chữa cháy của lực lượng PCCC và CNCH có độ cao nhất là bao nhiêu, và mức độ thương vong trong năm qua là như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 12
Đại úy Đỗ Tuấn Anh trả lời:

Hiện, chúng tôi có xe thang cao nhất là 52m có thể tiếp cận các vụ cháy tại các chung cư, nhà cao tầng tương đương 17 – 18 tầng.

Phương tiện là 1 phần nhưng đối với các công trình thì luôn có quy định cụ thể về tiêu chuẩn nhà cao tầng, trong đó lực lượng chúng tôi phải thẩm duyệt về hệ thống chữa cháy, có các họng nước, vách tường giúp đưa nước tiếp cận các đám cháy.

Với sự hạn chế về trang thiết bị, chúng tôi phải chấp nhận nguy hiểm để lao vào đám cháy, có những trường hợp khi gặp nạn nhân chúng tôi phải nhường luồng dưỡng khí cho nạn nhân.

Ví như trong vụ cháy ở Núi Trúc, quận Hai Bà Trưng, các cán bộ phải đi qua những cầu thang chật hẹp và phải cởi bỏ trang bị đển tiếp cận cứu người.

Đối với những trường hợp thương vong trong quá trình chữa cháy, CNCH, chúng tôi luôn có gắng đảm bảo quyền lợi, nhưng còn một số vấn đề về pháp lý dẫn đến chưa thể hoàn thành tâm nguyện của các gia đình. Đây là điều khiến chúng tôi luôn đau đáu và do đó luôn giành cho nhau nhiều sự quan tâm, nhất là khi trong lực lượng CAND, lực lượng PCCC và CNCH là lực lượng chiến đấu trực tiếp.

Gần đây thì Đài truyền hình đang phát bộ phim Lửa Ấm để tri ân những người chiến sĩ PCCC và CNCH. Tôi nghĩ sự hi sinh của lực lượng PCCC và CNCH có thể to lớn, mất mát nhiều, nhưng chúng tôi mong muốn sự hi sinh này phải thật sự có ý nghĩa. 


Bạn đọc Vũ Phương (Quận Hà Đông) hỏi:

Hiện nay công tác chữa cháy còn nhiều khó khăn, vất vả. Cảnh sát có thể chia sẻ nỗi vất vả đó? Hiện còn bất cập nào khiến công tác chữa cháy chưa hiệu quả như mong đợi? Có chia sẻ gì với người dân để người dân hiểu thêm về công việc của chiến sĩ PCCC?

Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 13
Đại úy Đỗ Tuấn Anh trả lời:
Hiện nay, trong quá trình thực tế và trong công tác chiến đấu chống cháy nổ, CNCCH, lực lượng PCCC và CNCH của CA TP còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh sự quan tâm về trang bị phương tiện của lãnh đạo TP, với tình hình cháy nổ ngày càng phức tạp, các loại hình đám cháy phát sinh nhiều nguy hiểm, điều này tiềm ẩn rủi ro cho cán bộ lực lượng PCCC và CNCH trong quá trình chiến đấu, chúng tôi mong muốn người dân hiểu hơn về sự nguy hiểm của lực lượng PCCC và CNCC.
Chúng tôi thường hay nói công việc của mình là “Cứu cái còn trong cái mất”, “người ta chạy ra thì chúng tôi chạy vào”.  Đối với lực lượng PCCC và CNCC, chúng tôi luôn chấp nhận hy sinh để cứu người dân và cứu tài sạn, đây cũng là kim chỉ nam trong hoạt động của chúng tôi.
Về những khó khăn trong quá trình chiến đấu chống cháy nổ và CNCH, tôi có thể chia sẻ như sau:
Thứ nhất, với phương tiện đang sử dụng trong chữa chữa, xe chữa cháy của chúng tôi được UBND cấp, hiện nhiều xe đã có thời gian sử dụng lâu năm, có xe chúng tôi sử dụng tuổi thọ còn lớn hơn tuổi đời nhiều anh em chiến sĩ. Tất nhiên những xe này chỉ sử dụng để tiếp nước, hay hỗ trợ trong quá trình cứu hộ, nhưng thực tế là chúng tôi vẫn phải sử dụng trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra, các xe thường trực chiến đấu thì hay hỏng hóc, mặc dù theo điều lệ, chúng tôi phải thường xuyên kiểm tra phương tiện và máy móc trên xe, nhưng khi hoạt động vẫn có sự cố hỏng hóc, dẫn đến không đủ xe để đảm bảo công tác thường trực chiến đấu, đây là điều khiến chúng tôi rất băn khoăn.
Một vấn đề quan trong khác là đảm bản an toàn cho cán bộ chiến sĩ trong quá trình chữa cháy và CNCH.
Trang phục hiện nay của lực lượng chúng tôi từ những năm 70 đến nay có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Do đó, về mức độ ăn toàn chưa thật sự đảm bảo cho cán bộ chiến sĩ, và không khác đồ bảo hộ thông thường. So với nước ngoài thì các bộ đồ trang bị cho lực lượng PCCC và CNCH có 3 lớp vải, gồm lớp chống hoá chất, chống nhiệt độ cao, chống thấm kháng nhiệt, nhiều lớp vải an toàn đủ điều kiện để cán bộ tham gia chiến đấu ở mức tốt nhất.
Với sự hỗ trợ lãnh đạo Bộ Công an, hiện chúng tôi đang thử nghiệm trang phục chữa cháy mới có khả năng chống nhiệt cao hơn, qua đó cũng thể hiện sự chính quy tinh nhiệu của lực lượng PCCC và CNCH. Hiện chúng tôi đang trong quá trình thử nghiệm trong tình hình thực tế để kiểm nghiệm hiệu quả và tính ứng dụng.
Điều mà chúng tôi mong mỏi đối với người dân là khi xảy ra đám cháy và chờ lực lượng chuyên nghiệp đến, đây là khoảng thời gian vàng khi đám cháy mới xuất hiện, thì chính người dân tại chỗ mới là lực lượng chữa cháy hiệu quả nhất. Do đó nếu xử lý được thì sẽ giảm thiểu rất nhiều về thiệt hại.
Tuy nhiên nếu không khống chế được, thì người dân cũng nên tạo mọi điều kiện để chúng tôi triển khai hoạt động một cách tốt nhất, thay vì đứng xem gây cản trở giao thông trong quá trình triển khai lực lượng, hay đưa ra các phán xét mang tính chủ quan về lực lượng PCCC và CNCH.
Chúng tôi mong cộng đồng xã hội nâng cao ý thức trách nhiệm, quan tâm hơn đến những người luôn phải đối mặt với nguy hiểm và rủi ro để đảm bảo an toàn cho người dân và xã hội. 
Bạn đọc Ngô Thanh (Quận Hoàn Kiếm) hỏi:
Mô hình “Khu dân cư an toàn về PCCC” đã được quận Thanh Xuân đầu tư, xây dựng và phát triển sâu rộng, được đánh giá là nhân tố quan trọng thực hiện tốt công tác PCCC trên địa bàn. Xin ông chia sẻ cụ thể về mô hình này?
Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 14
Thượng tá Bùi Trọng Quát trả lời:
Với nguyên tắc “Mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ”, đồng thời thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo xử lý, cứu chữa kịp thời khi có sự cố cháy, nổ, hạn chế cháy lan, từng bước làm giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra tại các khu dân cư trên địa bàn quận, năm 2019, Công an quận Thanh Xuân tham mưu UBND quận Thanh Xuân xây dựng và triển khai mô hình “Khu dân cư an toàn về PCCC” với 8 tiêu chí cụ thể, để triển khai thí điểm đối với 11 khu dân cư trên địa bàn 11 phường.
UBND 11 phường đã tham mưu cho Đảng ủy phường ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng “Khu dân cư an toàn PCCC”, đồng thời triển khai xuống đến Chi bộ khu dân cư, các tổ chức đoàn thể, chính trị, mặt trận khu dân cư được lựa chọn xây dựng mô hình điểm, qua đó tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân khu phố.
Sau 1 năm thực hiện mô hình điểm tại các khu dân cư được lựa chọn, về cơ bản đã triển khai thực hiện và đảm bảo về các tiêu chí đối với “Khu dân cư an toàn PCCC”. Công tác PCCC&CNCH bước đầu đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả cụ thể:
- Nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, hệ thống chính trị và người dân, góp phần thực hiện tốt công tác PCCC trên địa bàn và phát triển phong trào toàn dân PCCC. Nhiều mô hình, cách làm hay được triển khai thực hiện có chiều sâu như mô hình: Phủ kín bình chữa cháy tại phường Thượng Đình, phường Thanh Xuân Nam; Mô hình xe máy chữa cháy của phường Khương Trung; Nhóm zalo báo cháy của phường Khương Đình...
- Các vụ cháy, nổ đối với các khu dân cư an toàn PCCC được kiềm chế, không để xảy ra cháy lớn (chiếm 2/41 sự, vụ trên toàn địa bàn) và đã được lực lượng dân phòng, lực lượng tại chỗ dập tắt.
- Tại các khu dân cư an toàn về PCCC đã thành lập được đội dân phòng, được trang bị phương tiện, dụng cụ về PCCC&CNCH, được trang bị quần áo, mũ ủng chữa cháy, được huấn luyện, bồi dưỡng về nghiệp vụ về PCCC&CNCH, đảm nhiệm và thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; thường trực sẵn sàng chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra không để cháy lan, cháy lớn.
- Tại các khu dân cư đã ban hành và niêm yết nội quy, tiêu lệnh về PCCC, quy trình chữa cháy, số điện thoại báo cháy 114 tại đầu ngõ, nghách, hẻm, tại các cầu thang nhà tập thể và các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao, khu vực tập trung đông người để tuyên truyền đến nhân dân biết thực hiện.
- 100% các hộ gia đình ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC và cam kết thực hiện quy định an toàn PCCC. Công tác vận động các hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy xách tay, mặt nạ phòng độc và các dụng cụ phá dỡ, mở lối thoát nạn dự phòng tại các ban công làm chuồng cọp, bổ sung phương tiện thoát nạn khẩn cấp như thang dây, dây hạ chậm đã được triển khai trên diện rộng (nhiều khu dân cư đạt 96% các hộ gia đình trang bị bình chữa cháy).
- Tại các khu dân cư an toàn về PCCC, phương án chữa cháy được xây dựng và phê duyệt. Tại các ngõ, phố có xây dựng cổng chào, đã tiến hành sửa chữa, cải tạo, đồng thời đã thực hiện phá dỡ các cọc, bục, bệ bê tông tạo điều kiện thuận lợi cho xe chữa cháy hoạt động.
-Tại các địa bàn khu dân cư đã bố trí đảm bảo nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy, xây dựng các bể nước chữa cháy, có nguồn nước tự nhiên như ao, hồ; trên các tuyến phố thuộc khu dân cư có trụ nước chữa cháy thành phố phục vụ công tác chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Trong thời gian tới, Công an quận Thanh Xuân tiếp tục hoàn thiện, củng cố các tiêu chí đối với “Khu dân cư an toàn PCCC” đã chọn, đồng thời chọn thêm 2 khu dân cư trên địa bàn mỗi phường để triển khai mô hình “Khu dân cư an toàn PCCC” trên địa bàn phường trong năm 2021. Đề xuất trang bị phương tiện chữa cháy, dụng cụ phá dỡ, trang phục chữa cháy; tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ và diễn tập phương án chữa cháy tại các khu dân cư.
Cùng đó, tuyên truyền, vận động để nhân dân nắm rõ và thực hiện tốt nội dung các tiêu chí về “Khu dân cư an toàn về PCCC”; biểu dương các tập thể và cá nhân thực hiện tốt công tác PCCC, đồng thời cảnh báo tác hại do cháy gây ra, nêu rõ nguyên nhân có thể xảy ra cháy và những tồn tại, thiếu sót và cách khắc phục tại các hộ gia đình, tổ dân phố, khu dân cư; cách xử lý, thoát nạn khi xảy ra cháy.
Ngoài ra, tham mưu các phường tiếp tục rà soát các cột, trụ, barie, cổng chào, dây điện trùng võng, mái che, mái vẩy gây cản trở hoạt động của xe chữa cháy; đầu tư xây dựng các bể nước chữa cháy tại các sân chơi trên địa bàn phường nhằm đảm bảo nguồn nước chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Bố trí và đề xuất kinh phí cho hoạt động PCCC, chế độ chính sách cho lực lượng dân phòng tại “Khu dân cư an toàn PCCC” theo đúng quy định.
 
Bạn đọc Vũ Thanh Hà (halanghalong@gmail.com) hỏi:
Khi xảy ra các vụ cháy chung cư, ai sẽ phải chịu trách nhiệm?
Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 15
Luật sư Hồ Diên Trung trả lời:
Để xác định ai là người có trách nhiệm trong các vụ cháy chung cư thì phải xác định ai là người có lỗi liên quan đến vụ cháy, mức độ lỗi, mức liên quan giữa lỗi và hậu quả xảy ra.
Cụ thể: Đây có thể là lỗi của chủ đầu tư, của đơn vị tư vấn dự án và giám sát thi công, của đơn vị tư vấn thiết kế, của cơ quan phê duyệt dự án và cơ quan cấp phép xây dựng, của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Bởi trách nhiệm của các cơ quan này đã được quy định rất rõ theo quy định tại Điều 16, Nghị định 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
Ví dụ như trách nhiệm chủ đầu tư khi xây dựng công trình phải: Lập dự án thiết kế đúng quy định tại Khoản 1, Điều 15 Nghị định này. Trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho cơ quan Cảnh sát PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC, dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Đồng thời, bảo đảm an toàn về PCCC đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Nếu chủ đầu tư chung cư vi phạm các quy định nêu trên dẫn đến xảy ra cháy, hoặc không phát huy được công năng như đã thiết kế gián tiếp làm cho vụ cháy diễn ra nhanh, dữ dội, dẫn đến thiệt hại thì họ phải chịu trách nhiệm.
Đối với cư dân chung cư và những người khác, họ phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định về PCCC đã được đưa ra bởi các quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, bởi ban quản lý tòa nhà. Chẳng hạn họ mang nguồn cháy không được phép vào chung cư để sử dụng dẫn đến cháy nổ thì chính họ phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây có thể là trách nhiệm dân sự của người gây ra thiệt hại căn cứ theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Chương XX, Bộ luật Dân sự năm 2015. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trong Bộ luật Hình sự.
Bạn đọc Nguyễn Thị Hòa (Quận Đống Đa) hỏi:

Để nâng cao ý thức của người dân về công tác phòng chống cháy, nổ, đặc biệt là phát huy về công tác PCCC tại cơ sở. TS có thể đưa ra những khuyến cáo gì đối với người dân?

Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 16
PGS - Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh trả lời:
Khi xảy ra cháy là rất nguy hiểm người dân phải chủ động trong công tác PCCC. Có thể tìm hiểu những biện pháp này thông qua các lớp hướng dẫn, đào tạo của công an quận, từ đó trang bị cho mình kiến thức về PCCC để có thể kịp thời xử lý nếu xảy ra sự cố.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sinh hoạt cần quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt. Có thể kể đến như quá trình đun nấu cần chú ý, thiết bị điện không cắm quá nhiều cùng vị trí, thay thế định kỳ, bố trí vị trí thắp hương, hóa vàng tránh nơi nguy hiểm có thể xảy ra cháy … Cần trang bị phương tiện để sẵn sàng chữa cháy ngay trong hộ gia đình như bình chữa cháy xách tay, đồng thời cần có kiến thức thao tác các thiết bị này.
 Ông Nguyễn Tuấn Anh trả lời câu hỏi của độc giả.
Người dân cũng nên tính trước phương án chữa cháy hoặc thoát nạn nếu như xảy ra cháy. Điều này sẽ giúp người dân bình tĩnh hơn nếu thật sự xảy ra sự cố. Các bước xử lý dạng này đều được hướng dẫn đầy đủ bởi lực lượng cảnh sát PCCC địa phương, người dân có thể dễ dàng tìm hiểu tại những đơn vị này.
Bạn đọc Trần Thanh Sơn (Sontinh2512@gmail.com) hỏi:
Luật sư có thể cho biết những lưu ý về Luật phòng cháy chữa cháy mới nhất?
Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 18
Luật sư Hồ Diên Trung trả lời:
An toàn Phòng cháy chữa cháy không còn chỉ là công việc của cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của toàn dân. Ngay từ luật 2001, nội dung này đã được thể hiện tại điều 5, nhưng trách nhiệm của người dân, của chủ cơ sở kinh doanh chưa được làm rõ. Chính vì thế Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy 2001 đã quy định, bổ sung rõ về trách nhiệm của một số chủ thể trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Luật số: 40/2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 có một số điểm mới đáng chú ý.
Trong đó nêu rõ trách nhiệm của chủ hộ gia đình: Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về PCCC; Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ; Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.
 Luật sư Hồ Diên Trung trả lời câu hỏi.
Với trách nhiệm của mỗi cá nhân, Luật quy định, phải: Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng; Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật PCCC.
Ngoài ra, một điểm đáng lưu ý trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy là việc đã coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục phòng cháy, chữa cháy cho các đối tượng, học sinh, sinh viên ngay từ khi còn trên ghế nhà trường và bổ sung vai trò tuyên truyền, giáo dục công tác phòng cháy, chữa cháy của các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thì hoạt động phòng cháy, chữa cháy lại cần phải chú trọng hơn nữa bởi đây là đối tượng dễ bị tổn thương bởi giặc lửa và khi hỏa hoạn xảy ra thì thiệt hại là khôn lường.
Đơn cử như vụ cháy nhà máy sản xuất bóng đèn Rạng Đông. Hỏa hoạn đã phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Không chỉ thế, nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước bị nhiễm thủy ngân, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân xung quanh. Chính vì vậy, bên cạnh các quy định về phòng cháy, chữa cháy được quy định tại Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001, thì Luật sửa đổi bổ sung cũng đã quy định rõ về trách nhiệm các đơn vị này trong công tác Phòng cháy, chữa cháy cụ thể hơn nữa.
Đó là: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu; xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với phương án phòng cháy và chữa cháy.
Cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở mình; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cần lưu ý rằng Luật Phòng cháy, chữa cháy đã quy định trách nhiệm của các chủ thể khi vi phạm quy định về Phòng cháy chữa cháy: tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, tuân thủ quy định về Phòng cháy, chữa cháy vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và toàn xã hội là việc làm trên hết.
Bạn đọc Phùng Thanh Hải (Huyện Hoài Đức) hỏi:

Đồng chí có thể cho biết công tác phòng chống cháy, nổ (các cơ sở, khu dân cư, nhà xưởng ...) trên địa bàn xã La Phù được thực hiện như thế nào trong thời gian qua?

Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 20
Ông Nguyễn Hưng Huynh trả lời:
Xã La Phù có tổng diện tích tự nhiên: 346,39 ha. Dân số toàn xã có 11.368 người với 2.844 hộ. Nhân dân trong xã tập trung sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại dịch vụ ở hai ngành nghề chính là bánh kẹo và hàng dệt kim.
Trên địa bàn xã La Phù hiện nay có khoảng 170 cơ sở (gồm các nhà xưởng sản xuất, nhà kho, đại lý kinh doanh) tập trung chủ yếu trong cụm công nghiệp La Phù và trong các thôn, đa phần các cơ sở này đường vào khó khăn, nguồn nước phục vụ chữa cháy còn thiếu, xe chữa cháy khó tiếp cận.
Công tác phòng chống cháy, nổ trên địa bàn xã La Phù luôn được đặt là nhiệm vụ trọng tâm.
 Ông Nguyễn Hưng Huynh phát biểu tại buổi tọa đàm.
Được sự chỉ đạo của Huyện Ủy, UBND huyện Hoài Đức, UBND xã La Phù đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện các biện pháp PCCC; Đảng Ủy, Ủy ban nhân dân xã La Phù đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác PCCC&CNCH:
Ủy ban nhân dân xã đã tiến hành xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy, lập sơ đồ các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Hàng năm đều xây dựng kế hoạch phối hợp với công an Huyện Hoài Đức tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá điều kiện an toàn PCCC đối với các cơ sở sản xuất, kho hàng hóa có nguy hiểm về cháy, nổ, chợ dân sinh… để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn xã.
* Ngoài ra công tác xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy luôn được lãnh đạo xã quan tâm cụ thể như:
- Nhằm xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý theo phương châm 4 tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ”, UBND xã thường xuyên củng cố duy trì hoạt động lực lượng dân phòng bảo vệ thôn xóm.
-  Ủy ban nhân xã đã tiến hành thành lập ban chỉ huy phòng cháy và chữa cháy gồm 11 thành viên, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở cũng được thành lập gồm 01 đội trưởng, 02 đội phó và các đội viên; duy trì hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đội, đồng thời ban hành nội quy phòng cháy chữa cháy.
Bạn đọc Trương Văn Bền (Quận Thanh Xuân) hỏi:
Vụ hỏa hoạn xảy ra ở Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông cách đây hơn 1 năm ghi nhận sự nỗ lực của lực lượng PCCC đã kịp thời khống chế được ngọn lửa, ngăn cháy lan, không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, vụ cháy cũng đã gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực. Từ vụ hỏa hoạn này, công tác PCCC tại các xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn quận Thanh Xuân, nhất là ở các nhà máy, cơ sở hóa chất đã được tăng cường thế nào, thưa ông?
Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 22
Thượng tá Bùi Trọng Quát trả lời:
Như chúng ta đã biết vào lúc 18 giờ 20 phút, ngày 28/8/2019, đã xảy ra vụ cháy tại kho chứa hàng thuộc Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Ngay sau khi xảy ra vụ cháy, lãnh đạo Công an TP Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân đã kịp thời có mặt để chỉ đạo và huy động các lực lượng thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được tổ chức triển khai kịp thời, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH phối hợp với các lực lượng tổ chức chữa cháy, di chuyển tài sản, không để cháy lan sang Công ty Cổ phần Động Lực và các hộ dân liền kề. Trong quá trình tổ chức chữa cháy đã tập trung khoanh vùng bảo vệ không để cháy lan sang vị trí bảo quản thủy ngân; đến khoảng 3h sáng ngày 29/8/2019, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.
Về thiệt hại: không có thiệt hại về người; về tài sản thiệt hại khoảng 150 tỷ đồng. Ngoài ra, vụ cháy đã làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do có phát tán thủy ngân và sản phẩm cháy.
 Thượng tá Bùi Trọng Quát trả lời câu hỏi.
Sau khi vụ cháy xảy ra, thực hiện kế hoạch của Công an TP Hà Nội về kiểm tra rà soát các cơ sở có liên quan đến hóa chất, Công an quận Thanh Xuân đã triển khai tổng kiểm tra, rà soát đối với các cơ sở hóa chất trên địa bàn, thông qua công tác kiểm tra đánh giá các điều kiện về PCCC có thể nhận thấy:
Ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác PCCC&CNCH đã được nâng cao; tuân thủ chặt chẽ quy định, quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Thực hiện và duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC, các cơ sở kinh doanh hóa chất phải có hồ sơ quản lý về PCCC; xây dựng phương án chữa cháy, CNCH, phương án ứng phó sự cố hóa chất và tổ chức thực tập định kỳ theo quy định.
Bên cạnh đó, củng cố kiện toàn lực lượng PCCC tại chỗ, người đứng đầu cơ sở và nhân viên tại các cơ sở sản xuất, bảo quản, kinh doanh hóa chất nguy hiểm về cháy nổ đã được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và được cấp giấy theo quy định tại Thông tư số 66/2014/TT-BCA. Chủ động nắm rõ đặc tính của các loại hóa chất trong cơ sở mình sản xuất, kinh doanh và cung cấp đầy đủ danh mục các loại hóa chất mà cơ sở đó kinh doanh, sản xuất cho các cơ quan quản lý.
Ngoài ra, tăng cường đầu tư các phương tiện chữa cháy mới thay thế các phương tiện chữa cháy cũ lạc hậu không đảm bảo, trang bị thêm phương tiện PCCC phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của từng cơ sở và các dụng cụ phương tiện CNCH như mặt nạ phòng độc, áo chống cháy, dụng cụ phá vỡ, dụng cụ thiết bị y tế… Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất kinh doanh trong đó có sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm đang nằm trong khu vực đô thị đã chủ động đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch, lộ trình di dời ra khỏi nội thành.
Trong thời gian tới, Công an quận tiếp tục tham mưu UBND quận chỉ đạo, các cơ quan chức năng có thẩm quyền thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm, rà soát các cơ sở không đủ điều kiện hoạt động để có biện pháp kiến nghị khắc phục hoặc đình chỉ hoạt động khi không đảm bảo các yêu cầu an toàn PCCC.
Bạn đọc Nguyễn Linh Mai (Quận Hai Bà Trưng) hỏi:
Đồng chí có thể cho độc giả biết về tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian 10 tháng đầu năm 2020?
Tọa đàm trực tuyến: “Nâng cao ý thức người dân để phòng chống cháy, nổ có hiệu quả” - Ảnh 24
Đại úy Đỗ Tuấn Anh trả lời:
Tính đến tháng 10 năm 2020, trên địa bàn Thành phố xảy ra 329 vụ cháy (07 vụ cháy lớn, 03 vụ cháy nghiêm trọng, 01 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, 114 vụ cháy trung bình, 192 vụ cháy nhỏ, 12 vụ cháy rừng). Thiệt hại về người: 06 người chết, 23 người bị thương; thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 7,3 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 520 vụ chập điện trên cột, 640 sự cố. So với cùng kỳ năm 2019 chúng ta đã giảm được 123 vụ, 10 người chết, 04 người bị thương; thiệt hại về tài sản giảm hơn 200 tỷ đồng.
 Đại úy Đỗ Tuấn Anh trả lời câu hỏi của độc giả.
Ngoài ra, về địa bàn xảy ra cháy: Nội thành xảy ra 193 vụ, chiếm 58,7% số vụ cháy; ngoại thành xảy ra 136 vụ, chiếm 41,3% số vụ cháy.
Các loại hình cơ sở xảy ra cháy rất đa dạng, gồm: Nhà dân 177 vụ; nhà kho, xưởng sản xuất 32 vụ; phương tiện giao thông 23 vụ; hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh 17 vụ; rừng 12 vụ; văn phòng làm việc, trụ sở cơ quan 08 vụ; ki ốt kinh doanh 06 vụ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống 06 vụ; quán karaoke 05 vụ; chung cư, nhà cao tầng 05 vụ; khu tập thể 04 vụ; cơ sở thờ tự 04 vụ; các loại hình khác (bệnh viện, trường học, trạm xăng, khách sạn, nhà nghỉ, lán tạm, trạm biến áp…) 30 vụ.
 Nguyên nhân chính mà chúng tôi nắm bắt được trong thời gian là: Chập điện 235 vụ; sơ xuất khi sử dụng lửa 29 vụ; rò rỉ khí gas 02 vụ; sơ xuất khi sử dụng nguồn nhiệt 01 vụ; hàn cắt 01 vụ; sự cố kỹ thuật máy móc 02 vụ; đốt 02 vụ; tai nạn giao thông 01 vụ; đang điều tra, làm rõ 56 vụ.
Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã tiếp nhận và xử lý 204 tin báo CNCH (đuối nước 40 vụ, mắc kẹt 44 vụ, tự tử 35 vụ, tai nạn giao thông 19 vụ, trong đám cháy 11 vụ, sập đổ cấu kiện 02 vụ, điện giật 02 vụ, các vụ việc khác 51 vụ).