Về nội dung phiên chất vấn gồm chất vấn bằng văn bản và trực tiếp. Qua tiếp xúc cử tri, HĐND TP đã nhận được 211 ý kiến kiến nghị của cử tri về vấn đề cơ chế chính sách, kinh tế, quản lý, quy hoạch đất đai, đô thị, văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, nông nghiệp, nước sạch, môi trường… Thường trực HĐND TP chuyển UBND TP 35 câu hỏi theo nhóm vấn đề. Trên cơ sở đó, UBND TP chuyển cho các sở, ban ngành để trả lời bằng văn bản.
Về chất vấn trực tiếp tại hội trường, trên cơ sở 35 câu hỏi trên, Thường trực HĐND TP đề xuất chất vấn với 2 nhóm vấn đề gồm: việc chấp hành pháp luật về quản lý và sử dụng nhà chung cư và quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Về quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chủ yếu các nhóm trẻ và trường mầm non. Hiện đã có nhiều cơ chế chính sách để thúc đẩy cơ sở giáo dục ngoài công lập phát triển. Hiện nay số trường ngoài công lập tăng rất nhanh, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Qua giám sát, khảo sát, cử tri quan tâm đến công tác quản lý còn nhiều bất cập dẫn đến hoạt động của cơ sở giáo dục còn nhiều tồn tại, chất lượng giáo dục chưa tương xứng với đóng góp của nhiều phụ huynh học sinh…Vì vậy việc chất vấn để tìm ra giải pháp tiếp tục tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phát huy hết thế mạnh của mình là cần thiết.
Về cách thức và thời gian chất vấn, HĐND TP chưa chất vấn việc thực hiện kết luận phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5 mà dành thời gian để đại biểu chất vấn những vấn đề mới, nóng, nổi lên trong quá trình phát triển TP, những vấn đề dân sinh bức xúc…
Đại biểu HĐND TP với tinh thần dân chủ, thẳng thắn đặt câu hỏi rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm, đúng nội dung chủ tọa đã đề xuất và thông qua, không đặt câu hỏi mang tính cung cấp thông tin, kể tình hình. Thời gian đặt câu hỏi không quá 1 phút. Những câu hỏi không trong nội dung HĐND TP thông qua sẽ đượ trả lời bằng văn bản.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng báo cáo tóm tắt về công tác chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng nhà chung cư. |
Truớc khi các ĐB chất vấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng báo cáo tóm tắt về công tác chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Tại sao có mức thu phí vận hành nhà chung cư khác nhau?
ĐB Phạm Đình Đoàn (Hoàng Mai) chất vấn Sở xây dựng có chủ trương đấu giá quyền thuê diện tích tầng 1 tại các tòa nhà tái định cư nhưng việc tổ chức bán đấu giá và kết quả thực hiện đấu giá còn hạn chế. Đề nghị làm rõ nguyên nhân, giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương TP?
Về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn tiềm ẩn phức tạp, chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực đất đai. Lãnh đạo TP có quan điểm thế nào để giải quyết dứt điểm điều này?ĐB Nguyễn Trung Thành chất vấn, đề nghị làm rõ nội dung giải pháp tháo gỡ khó khăn công tác bảo trì thiết bị thuộc thành phần sở hữu chung của chung cư tái định cư? và quan điểm xử lý thu tiền thuê nhà đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đang sử dụng nhà chung cư để tạo bổ sung kinh phí bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cho nhà chung cư tái định cư?
Đại biểu Trần Việt Anh - Tổ đại biểu Ba Đình đặt câu hỏi: “Việc áp dụng mức thu phí vận hành nhà chung cư, tái định cư giữa một số đơn vị của TP hiện nay rất khác nhau. Có nơi thu từ 2.300 - 4.500 đồng/m2; có nơi chỉ thu 30.000 đồng/nhà/tháng. Tại sao có mức thu khác nhau này? Giải pháp cho vấn đề này thế nào?”
Đại biểu Đoàn Việt Cuờng đặt câu hỏi chất vấn |
Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân - Tổ đại biểu Hoàng Mai đặt vấn đề: “Toàn TP hiện có 137 toà chung cư xây dựng trước năm 2005, nhiều toà ko có quỹ bảo trì, gây khó khăn cho công tác duy tu, duy trì cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng. Ngoài ra, nhiều toà chung cư thương mại xây dựng sau năm 2005 hiện đã thành lập Ban Quản trị nhưng chủ đầu tư không chịu bàn giao quỹ bảo trì theo quy định của pháp luật. Thực tế này dẫn đến tình trạng cư dân bức xúc kéo dài, tập trung đông người phản đối chủ đầu tư, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Sở Xây dựng cũng đã tham mưu cho UBND TP thực hiện cưỡng chế chủ đầu tư để bàn giao Quỹ bảo trì cho Ban quản trị các nhà chung cư nhưng việc này chưa được thực hiện hiệu quả. Đề nghị Sở Xây dựng làm rõ trách nhiệm của mình trong các vấn đề này và cho biết giải pháp khắc phục trong thời gian tới?
Còn bất cập trong việc thu phí vận hành nhà tái định cư
Trả lời câu hỏi của ĐB Đoàn Việt Cường, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho rằng, nguyên nhân, đối với nhà ở thương mại, việc các chủ đầu tư chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư là hoàn toàn có xảy ra, thứ 2 là do số cư dân vào ở còn chưa đủ dẫn tới việc không thể tổ chức hội nghị nhà chung cư. Thứ 3, ý thức tham gia của chính những cư dân. Về mặt chính quyền, tại thông tư số 02, đồng thời điều 5 nghị định số 99. Như vậy, việc này thuộc về trách nhiệm của UBND quận, huyện. Còn về Sở Xây dựng chịu trách nhiệm yêu cầu các chủ đầu tư bàn giao đầy đủ hồ sơ.
Về câu hỏi của đại biểu Phạm Đình Cường, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, đây là trách nhiệm của sở Xây dựng và các đơn vị vận hành, chưa giải quyết được những tồn tại. Công tác tổ chức đấu giá tầng 1 bị chậm, còn 36/186 điểm chưa tổ chức đấu giá. Sở Xây dựng trong thời gian tới sẽ tổ chức đấu giá, trong đó, thuê đơn vị thẩm giá, trình UBND TP điều chỉnh một số điều khoản trong quyết định 33. Công tác đấu giá sẽ được tiến hành trong tháng 8, tháng 9.Về thu phí vận hành đại biểu Trịnh Việt Anh nêu, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Văn Dục cho biết, hiện 2 công ty vận hành thu có 30 nghìn đồng trong suốt 20 năm nay. Vì thế, chi phí sẽ không đảm bảo nên phải dùng kinh phí khác. Sở xin tiếp thu và sửa đổi 1 số điều trong quyết định 33. Đồng thời, tiếp tục công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân... Trong thông tư mới nhất, Sở Xây dựng cũng đề nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ 1 phần kinh phí bảo trì từ nguồn thu được trong việc cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư.Với những toà nhà không có quỹ bảo trì, Giám đốc Lê Văn Dục cho hay, với những toà nhà không có quỹ bảo trì, không có diện tích kinh doanh chung thì buộc người dân phải đóng góp để có kinh phí duy tu, duy trì cơ sở hạ tầng, không có giải pháp nào khác.Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục trả lời chất vấn |
Cũng liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Hà Minh Hải thông tin thêm, căn cứ quy định Luật Nhà ở, Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung giá dịch vụ chung cư trình UBND TP công bố giá dịch vụ nhà chung cư. Tuy nhiên, do thực tế mỗi nơi một khác nên đây được xem là căn cứ để Ban Quản trị báo cáo Hội nghị nhà chung cư nhằm quyết định mức giá cụ thể.
Bên cạnh đó, ông Hà Minh Hải cho biết, hiện vẫn có tồn tại bất cập trong việc thu phí vận hành nhà tái định cư, mức thu chưa phù hợp, không đảm bảo chi phí vận hành. Với những trường hợp này, hiện các Ban Quản lý đang sử dụng dụng một phần tiền thu được từ cho thuê tầng 1 để bù đắp.Khắc phục Ban quản trị yếu kém như thế nào?
ĐB Quốc Khánh (Hoàng Mai) chất vấn về việc nhiều Ban quản trị còn hạn chế trong kiến thức, cập nhật văn bản… Sở xây dựng khắc phục điều này như thế nào?
ĐB Nguyễn Thanh Bình (Sóc Sơn) đề nghị Chủ tịch Quận Hà Đông cho biết về việc nhiều nhà chung cư đã thành lập Ban quản trị xảy ra mâu thuẫn giữa Ban quản trị và cư dân, ví dụ như tại toà nhà
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Thanh Xuân) đặt câu hỏi về việc bao giờ Thành phố có hỗ trợ kinh phí quản lý vận hành toà nhà tái định cư? ĐB Hồ Vân Nga chất vấn về việc địa điểm kinh doang tầng 1 của các nhà tái định cư do cư dân sử dụng không đúng phép, nhưng hiện nay còn 12 địa điểm chưa thu hồi, vậy nguyên nhân vì sao? Trách nhiệm do ai?
ĐB Lê Vĩnh Sơn (Đông Anh) đề nghị cho biết trách nhiệm của Sở Xây dựng về việc trách nhiệm tham mưu của Sở về chưa có chế tài xử lý việc chậm thành lập ban quản trị, chậm bàn giao hồ sơ?
Đại biểu Vũ Ngọc Anh nêu hiện nay trên địa bàn một số quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Cầu Giấy… còn nhiều toà nhà chung cư thuơng mại chưa thành lập đuợc ban quản trị, chậm bàn giao hồ sơ, quỹ bảo trì 2%… khiến cư dân bức xúc, khiếu nại gây phức tạp an ninh, trật tự. Đề nghị chủ tịch UBND các quận làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của quận trong việc thực hiện nhiệm vụ tăng cuờng hiệu lực trong quản lý nhà chung cư?
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Thanh Xuân) chất vấn |
Trả lời chất vấn, về ý kiến của đại biểu Nguyễn Quốc Khánh, vấn đề trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các ban quản trị, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, theo thông tư 02 của Bộ xây dựng quy định chi tiết, trong đó có quy định các ban quản trị đều do cư dân chọn. Hiện đã bầu được 310 ban quản trị trong các chung cư thương mại và 71 chung cư tái định cư. Việc đào tạo là chính xác, và trách nhiệm này thuộc về sở Xây dựng. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục thực hiện tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và ban hành các cơ chế chính sách.
Về ý kiến của đại biểu Nguyễn Minh Đức quận Thanh Xuân, nhà chung cư tái định cư đã được hỗ trợ từ nguồn thu các cơ sở kinh doanh dịch vụ.Về ý kiến của đại biểu Hồ Vân Nga về việc thu hồi 12 điểm kinh doanh dịch vụ, trách nhiệm này thuộc về Sở, UBND các quận và 3 công ty đã đưa cá điểm kinh doanh dịch vụ này vào và sẽ thu hồi nốt trong tháng 7. Nếu các đơn vị không trả nợ đọng thì phải đưa ra tòa. Trong quý III, Sở sẽ phối hợp với UBND quận để thực hiện.Về ý kiến đại biểu ĐB Lê Vĩnh Sơn (Đông Anh), Sở đã có chế tài xử phạt chủ đầu tư và ban quản trị và áp dụng từ tháng 3/2018. Sở đã tổ chức 48 đoàn kiểm tra xử lý. Sở đã xử phạt được 880 trường hợp về các hành vi trước đây chưa có như vấn đề sử dụng nhà chung cư. Các cơ chế chính sách của Bộ thiếu hẳn chế tài xử phạt đủ mạnh như cưỡng chế, thu hồi, chuyển cơ quan điều tra… Vì vậy, sắp tới, Sở sẽ công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các chủ đầu tư vi phạm. Đồng thời, rà soát đơn vị nào vi phạm về trật tự xây dựng và cho ngừng hợp đồng.Đối với việc có nên thêm quy định riêng của TP về vấn đề này, Sở tiếp thu ý kiến của đại biểu sẽ cố gắng đẩy nhanh tham mưu trình UBND TP trong thời gian sớm nhất về các chế tài xử phạt.ĐB Lê Vĩnh Sơn (Đông Anh) |
Nguời dân chưa mặn mà với Hội nghị nhà chung cư
Về câu hỏi nhiều nhà chung cư đã thành lập Ban quản trị xảy ra mâu thuẫn giữa Ban quản trị và cư dân, ví dụ như tại toà nhà Victoria ở Hà Đông. Vậy trách nhiệm của quận ở việc kiểm tra, giám sát thế nào? Chủ tịch UBND quận Hà Đông Vũ Ngọc Phụng cho hay, toàn quận Hà Đông có 70 toà nhà, cụm chung cư đã đi vào hoạt động; đã thành lập được 59 Ban Quản trị (BQT), trong quý III sẽ thành lập tiếp BQT của 4 toà nhà nữa.Trong quá trình quản lý, vận hành nhà chung cư xảy ra khá nhiều mâu thuẫn, vướng mắc giữa chủ đầu tư với BQT, giữa BQT với người dân. Đặc biệt là trường hợp của toà chung cư Victoria, khu đô thị Văn Phú invest, trường hợp này, chủ đầu tư đã bàn giao 100% quỹ bảo trì cho BQT. Tuy nhiên cư dân cho rằng BQT không minh bạch trong quản lý tài chính; năng lực quản lý yếu kém.Người dân đã tập hợp 775 chữ ký vào đơn kiến nghị thay thế BQT.Ông Phụng thông tin thêm: “UBND quận đã chỉ đạo phường và các phòng ban liên quan có 5 buổi làm việc với BQT và cư dân nhưng chưa giải quyết được vấn đề. Ngày 1/6 vừa qua, người dân đã tập trung biểu tình, phản đối BQT với băng rôn khẩu hiệu. Quận sẽ tiếp tục chỉ đạo giải quyết vấn đề tại chung cư Victoria, trong tháng 7 này sẽ tổ chức Hội nghị NCC để lấy tín nhiệm của cư dân xem có thay thế BQT hay không.Liên quan đến vấn đề phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các chung cư, Lãnh đạo UBND quận Hà Đông cho biết vẫn thường xuyên chỉ đạo các phòng ban kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư. Hiện trên địa bàn Hà Đông còn 10 toà chưa nghiệm thu hệ thống PCCC, Quận đã yêu cầu dừng hoạt động các hầm, toà nhà, sàn giao dịch nếu không đảm bảo công tác PCCC.Ông Phụng cũng nêu lên một thực tế là hiện không ít người dân sinh sống tại các nhà chung cư chưa mặn mà với Hội nghị nhà chung cư. Theo quy định, phải có 75% hộ tham dự họp mới đủ điều kiện bầu ra BQT, nhưng nhiều toà nhà không đảm bảo được con số này.Chưa thành lập được ban quản trị do chủ đầu tư vẫn đang trì hoãn
Về câu hỏi hiện nay trên địa bàn một số quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Cầu Giấy… còn nhiều toà nhà chung cư thuơng mại chưa thành lập đuợc ban quản trị, chậm bàn giao hồ sơ, quỹ bảo trì 2%… Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Bùi Tuấn Anh cho biết: hiện trên địa bàn quận có các loại chung cư gồm: chung cư cũ, chung cư cao tầng, chung cư thương mại, chung cư tái định cư. Nội dung được quan tâm nhất là công tác PCCC và công tác vận hành quản lý hoạt động của các tòa chung cư cũ. Hiện nay với 123 chung cư cao tầng đã thành lập 89 ban quản trị.
Các chung cư chưa đủ điều kiện đang thành lập 31 ban quản trị, trong đó, có 13 ban quan trị của các chung cư thương mại, 18 ban quan trị của các chung cư tái định cư. Các tòa chưa thành lập được ban quản trị là do các chủ đầu tư vẫn đang trì hoãn. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà tái định cư không có quỹ bảo trì, đảm bảo tài chính duy tu nên cư dân không muốn thành lập ban quản trị.Về vấn đề này, TP đã có chỉ đạo Ban quản lý các công trình xây dựng VHXH và quận để bổ sung các hạng mục PCCC và hạng mục sửa chữa. Trong thời gian tới, quận sẽ phối hợp với các đơn vị để thành lập ban quản trị. Về 21 mặt bằng tầng 1, quận đang phối hợp với Sở Xây dựng đang phối hợp tiếp tục làm.Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Quang Hiếu cho biết, Quận Hoàng Mai đã thành lập được 72/106 ban quản trị tại các nhà chung cư, đối với những căn chung cư còn lại chưa thành lập ban quản trị thì có nguyên nhân cụ thể. Thứ nhất là tại nhiều khu nhà, cư dân ở đó rất đồng tình với việc chủ đầu tư điều hành, quản lý và cho rằng, nhiều tòa nhà sau khi thành lập ban quản trị thì việc duy tôn, duy trì nhà kém hơn so với thời điểm chủ đầu tư quản lý. Thứ 2 là có nhiều tòa nhà chưa đảm bảo đủ số người dân vào ở. Thứ 3 là việc khi tổ chức hội nghị nhà chung cư, thì có khá nhiều cư dân không tới tham dự.
Cùng vấn đề, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Đức Hoạt cho biết, hiện trên địa bàn quận có 123 công trình, cụm công trình toà nhà chung cư và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng, 38% dân số quận đang sống tại các chung cư.
Trong đó có 63 trường hợp nhà chung cư được hình thành trước năm 2005, không có quỹ bảo trì nê rất khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, tại các toà nhà này, người dân cũng chưa hoàn toàn mong muốn thành lập BQT, mà cho rằng để chủ đầu tư tự vận hành sẽ tốt hơn. Nhưng về lâu dài, việc này sẽ không phù hợp với quy định của pháp luật nên Quận đã có kế hoạch vận động người dân bầu ra Ban Quản trị.
Bên cạnh đó, tại Nam Từ Liêm hiện có 60 công trình, cụm công trình chung cư đủ điều kiện nhưng mới thành lập được 55 Ban Quản trị. “5 nhà chung cư còn lại chưa thành lập được Ban Quản trị vì chủ đầu tư cố tình chây ì, câu giờ, gây khó khăn” - ông Hoạt khẳng định. Với các trường hợp này UBND quận Nam Từ Liêm sẽ lập biên bản vi phạm hành chính, kiên quyết yêu cầu thành lập Ban Quản trị theo đúng chỉ thị của UBND TP và quy định của pháp luật. Ông Hoạt thông tin thêm, 53/55 nhà chung cư có Ban Quản trị đã được chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì, hồ sơ kỹ thuật.
Chủ tịch UBND quận Long Biên Vũ Thu Hà |
Chủ tịch UBND quận Long Biên Vũ Thu Hà cho biết, trên địa bàn quận Long Biên hiện có 71 tòa chung cư, trong đó có 49 tòa chung cư đã thành lập ban quản trị, còn lại 22 tòa chung cư chưa thành lập ban quản trị. Đối với 22 tòa nhà chung cư chưa thành lập ban quan trị, quận Long Biên xin làm rõ, hiện có 14 chung cư chưa đủ 50% số cư dân, do vậy không đủ điều kiện để thành lập ban quản trị.
Bên cạnh đó, có 8 tòa chung cư đã đủ số dân sinh sống, tuy nhiên tổ chức hội nghị chung cư thì chưa có đủ số lượng bầu chưa đủ số lượng ban quản trị theo quy định, căn cứ vào thực tế cũng chưa đủ điều kiện để thành lập ban quản trị. Đối với 8 tòa nhà chung cư chưa đủ số lượng, chúng tôi đã có chỉ đạo tới UBND các phường, hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu được ban quản trị. Bàn giao quỹ bảo trì, tại thời điểm HĐND quận tiến hành giám sát có 6 đơn vị chưa bàn giao quỹ bảo trì, chúng tôi đã làm việc với chủ đầu tư và đề nghị bàn giao, cả 6 chủ đầu tư đã bàn giao quỹ bảo trì.Giải pháp nào cho dấu hỏi ứng xử có văn hoá tại các nhà chung cư?
Tiếp tục đặt câu hỏi, Đại biểu Đào Việt Cường cho rằng qua trả lời, trách nhiệm, giải pháp của Sở Xây dựng còn mờ về quản lý nhà chung cư thương mại. Đề nghị Sở cho biết đã rà soát hiệu lực hiệu quả của các văn bản đã ban hành, còn phù hợp với thực tiễn không. Đồng thời, đề nghị sở cần rà soát vướng mắc các nhà chung cư để có những giải pháp cụ thể, bổ sung những hướng dẫn thực hiện cụ thể?
Đề nghị Gám đốc sở Xây dựng cho biết, công tác quản lý nhà chung cư còn nhiều bất cập, còn 496 hộ đã nghiệm thu nhưng chưa có người ở, 312 hộ sử dụng không đúng đối tượng, 95 căn hộ đang để trống, rất lãng phí và chậm thu hồi vốn. Đề nghị làm rõ nguyên nhân và nêu giải pháp cụ thể?
Trưởng ban Pháp chế, HĐND TP Hà Nội Nguyễn Hoài Nam |
Tranh luận lại các ý kiến giải thích của Sở Xây dựng và lãnh đạo một số địa phương, Trưởng ban Pháp chế, HĐND TP Hà Nội Nguyễn Hoài Nam đặt vấn đề, công tác tuyên truyền, vận động ứng xử văn hoá tại các nhà chung cư được thực hiện như thế nào? Chừng nào người dân và chủ đầu tư chưa thể bình tĩnh ngồi lại với nhau thì những vướng mắc còn tồn tại. Vậy giải pháp nào cho dấu hỏi ứng xử có văn hoá tại các nhà chung cư đối với cả chủ đầu tư lẫn người dân?
Ông Nam cũng cho rằng, cách giải thích chưa làm rõ trách nhiệm của Sở Xây dựng cũng như chính quyền địa phương. “Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị cưỡng chế chủ đầu tư cố tình chây ì phải bàn giao Quỹ bảo trì cho Ban Quản trị. Vậy đến thời điểm này đã cưỡng chế được bao nhiêu trường hợp?”. Ông Nam cũng đặt câu hỏi, Sở Xây dựng khi phê duyệt thành lập các Ban Quản trị có xây dựng quy chế thu chi quản lý quỹ, hoạt động của Ban Quản trị hay không?
Đại biểu Duy Hoàng Dương nêu ý kiến, hiện trên địa bàn TP còn bao nhiêu công trình chung cư không đảm bảo PCCC, 6 tháng đầu năm đã phát sinh thêm bao nhiêu công trình vi phạm mới? Ông Dương đề nghị lãnh đạo lực lượng Cảnh sát PCCC, Công an TP Hà Nội làm rõ trách nhiệm của mình đối với những trường hợp này và cho biết lộ trình cụ thể khắc phục vi phạm. “Đặc biệt đối với 68 chung cư tái định cư không đảm bảo PCCC, phải có giải pháp như thế nào và đến khi nào mới xong?” - ông Dương phát biểu.
ĐB Trần Thị Vân Hoa, tổ Tây Hồ chất vấn trong thời gian tranh chấp diện tích chung riêng, UBND TP đã ban hành nhiều văn bản để giải quyết các tranh chấp, tuy nhiên, hiệu lực và hiệu quả từ những văn bản đó của TP còn thấp, vậy nguyên nhân và hướng giải quyết như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Dung (Gia Lâm) cho rằng việc cung cấp nước sạch tại các khu chung cư còn nhiều bất cập, chất lượng nước chưa đảm bảo. Vấn đề này thuộc trách nhiệm của nhiều bên liên quan. Đề nghị UBND TP cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục?
Đại biểu Hoàng Huy Được (Ba Vì) chất vấn trách nhiệm của chủ đầu tư tổ chức hội nghị chung cư lần đầu. Làm thế nào để có thiết chế và quy định về hội nghị chung cư lần đầu. Trách nhiệm hồ sơ bàn giao thuộc về chủ đầu tư, trách nhiệm của UBND về vấn đề này thế nào?
Đại biểu Hoàng Thị Thúy Hằng tái chất vấn Giám đốc sở Xây dựng về việc xử lý vi phạm hành chính. Đã ra bao nhiêu quyết định xử phạt hành chính và văn bản hướng dẫn việc thi thành cưỡng chế theo quy định 166?
Đại biểu Hoàng Thúy Hằng cũng muốn Giám đốc sở QHKT cho biết giải pháp tháo gỡ tình trạng tranh chấp với cư dân và chủ đầu tư do thiếu diện tích để xe, thiếu nơi sinh hoạt cộng đồng, thiếu nước… do thi hành sai với thiết kế ban đầu?
ĐB Trần Thế Cương – Trưởng ban VH xã hội của HĐND TP chất vấn Luật Nhà ở có quy định rõ về việc các chung cư phải có phòng sinh hoạt cộng đồng, tuy nhiên, hiện có nhiều nhà chung cư chưa có phòng sinh hoạt cộng đồng, do chưa được chủ đầu tư quan tâm và dành những phòng tại tầng 1 của tòa nhà thành văn phòng hoặc địa điểm kinh doanh, để nghị các cho biết nguyên nhân và trách nhiệm cũng như giải pháp khắc phục trong thời gian tới?
ĐB Trần Thế Cương – Trưởng ban VH xã hội của HĐND TP chất vấn |
Khắc phục vi phạm an toàn PCCC tại các chung cư còn nhiều vướng mắc
Trả lời chất vấn về vấn đề an toàn PCCC tại các nhà chung cư, Giám đốc Cảnh sát PCCC, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định cho biết, từ cuối năm 2016 đến 30/6 vừa qua đã có 55/79 công trình vi phạm an toàn PCCC đã khắc phục và được nghiệm thu. 24 công trình còn lại đã có 10 đang tích cực khắc phục, tiến độ đã đạt 70%. Có 7 công trình dù chủ đầu tư có ý thức tìm giải pháp nhưng liên quan đến nhiều vấn đề thay đổi mục đich, công năng sử dụng, kết cấu xây dựng nên phải báo cáo cấp có thẩm quyền. Có 5 công trình mà chủ đầu tư có biểu hiện chây ì, chậm khắc phục, khả năng tài chính cũng khó đáp ứng, đang củng cố hồ sơ để chuyển cơ quan điều tra xử lý theo pháp luật, trước đó đã có 3 trường hợp, 2 công trình trên địa bàn Long Biên, Cầu Giấy người dân không đồng tình phương án khắc phục vì thay đổi kết cấu, làm ảnh hưởng đến môi trường sống.Giám đốc Cảnh sát PCCC, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định |
“Quá trình xử lý, khắc phục vi phạm an toàn PCCC tại các chung cư còn nhiều vướng mắc liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn của pháp luật, phải báo cáo Bộ Công an và các bộ ngành thẩm quyền hướng dẫn, có giải pháp tháo gỡ” - ông Định cho hay.
Về 168 chung cư tái định cư, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định cho biết chất lượng công trình nói chung là thấp và tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trong công tác PCCC. Hiện TP đã giao các cơ quan liên quan khảo sát các hạng mục vi phạm để tìm giải pháp xử lý. Tháng 3 vừa qua, UBND TP đã có văn bản giao Ban QLDA Văn hoá xã hội Hà Nội thực hiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống PCCC đối với các chung cư tái định cư trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên 5 công trình, đảm bảo hoàn thành trước tháng 3/2019. Các đơn vị quản lý cũng phải tập trung hoàn thiện hồ sơ hoàn công, tổ chức lực lượng tại chỗ nhằm ứng phó khi xảy cháy.Bên cạnh đó, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định cho rằng cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả PCCC tại các chung cư cao tầng. Trước hết, các cấp ngành, đơn vị và chính người dân phải nâng cao nhận thức về an toàn PCCC. Đối với các vấn đề tồn tại cũ phải tích cực gải quyết, ngăn ngừa phát sinh thêm các vấn đề mới. Chính quyền địa phương cần tăng cường giám sát quá trình đầu tư, xây dựng nhà chung cư cao tầng, khi chưa hoàn thành PCCC phải có cảnh báo để người dân biết, không mua và yêu cầu chủ đầu tư khắc phục trước khi mở bán. Với chủ đầu tư dự án chung cư yêu cầu phải lập, và được thẩm duyệt hồ sơ PCCC trước khi cấp phép xây dựng. Công khai các công trình, đơn vị tồn tại vi phạm về PCCC và các lĩnh vực khác để người dân được biết; đề nghị người dân cùng đồng hành, giám sát khắc phục vi phạm.Quản lý chủ đầu tư từ khâu lập dự án tới khâu đưa vào sử dụng
Làm rõ thêm vấn đề đại biểu quan tâm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, trong thời gian vừa qua, HĐND TP Hà Nội đã tổ chức nhiều đoàn giám sát cũng như tiếp công dân để giải quyết các vấn đề tranh chấp trong vấn đề về quản lý chung cư.
Hà Nội là một trong những TP đi đầu đối với vấn đề này trên 63 tỉnh, thành. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, do vậy những giải pháp mà TP đưa ra vẫn chưa đạt kết quả khả quan. Đối với vấn đề quan điểm cho thuê nhà chung cư của đơn vị sự nghiệp công lập, Phó chủ tịch cho biết, trong cấu thành lập dự toán của một đơn vị sự nghiệp công lập có chi phí thuê địa điểm thì điều này buộc đơn vị đó phải trả cho nhà nước. Quan điểm của TP là có dự toán chi thì đơn vị đó phải nộp và TP cũng tập trung vào một đầu mối bố trí cho các đơn vị sự nghiệp công lập.Công tác quản lý vận hành nhà chung cư có tạm chuyển biến
Phát biểu kết luận phiên chất vấn buổi sáng, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: đây là lần đầu tiên HĐND TP dành cả 1 phiên chất vấn về vấn đề quản lý chung cư. Trong buổi sáng có 23 đại biểu tham gia chất vấn với 28 lượt chất vấn. Có 11 thành viên UBND TP tham gia trả lời, 6 đồng chí lãnh đạo TP trả lời. Qua số lượng đặt câu hỏi và trả lời HĐND TP chọn vấn đề này trúng và đúng, đáp ứng được yêu cầu của cử tri.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại phiên chất vấn |
Qua phiên chất vấn buổi sáng, Chủ tịch HĐND TP nhấn mạnh vào một số nội dung: Thứ nhất, khẳng định công tác quản lý chung cư trên địa bàn TP được TP rất quan tâm. Trong bất kỳ kỳ giao ban Thành ủy nào thì vấn đề quản lý đô thị nói chung và quản lý chung cư cũng được lãnh đạo TP có nhiều chỉ đạo trong các kết luận. HĐND TP cũng đã có 2 nghị quyết chuyên đề, chất vấn ở 9 kỳ họp, tổ chức 4 cuộc giám sát với 38 kiến nghị. Bên cạnh việc ban hành văn bản, UBND TP đã thực hiện 19 kiến nghị của HĐND TP qua các lần giám sát. Công tác quản lý vận hành nhà chung cư đã có tạm chuyển biến, có sự ổn định cho đời sống nhân dân, đạt được một số kết quả như: 60% các tòa nhà đã thành lập được ban quản trị; 183 nhà đã bàn giao hồ sơ và quỹ bảo trì…
Tuy nhiên, HNĐ TP cũng chỉ rõ 6 tồn tại trong vấn đề như chậm thành lập ban quản trị; chưa bàn giao hồ sơ; có 30 tòa nhà có tranh chấp trong nội bộ chung cư…
Đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân như: hệ thống chung cư của TP xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau chịu sự chi phối có nhiều các văn bản luật khác nhau điều chỉnh; các chính sách, quy định có nhiều điểm chưa phù hợp, nhất là Thông tư 02; Chủ đầu tư và các đơn vị vận hành chưa tốt công tác quản lý, điều hành; Công tác quản lý của các cơ quan nhà nước cấp xã phường còn đang buông lỏng nên hiệu quả chưa cao; Văn hóa ứng xử, ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư một số nơi chưa tốt, như không dự hội nghị nhà chung cư, không dự tập huấn PCCC do chính quyền tổ chức, không tuân thủ các nội quy nhà chung cư….
Trên cơ sở đó, Chủ tịch HĐND TP đề nghị UBND TP rà soát phân loại của từng loại hình chung cư thì có giải pháp, lộ trình khắc phục cụ thể. Đề nghị UBND TP căn cứ quy định pháp luật và thực tế để nghiên cứu sửa đổi bổ sung ngay những quy định của TP; Xem xét trách nhiệm của các sở ban ngành và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xử lý những vi phạm, tranh chấp kéo dài; Xử lý nghiêm các chủ đầu tư và ban quản trị không thực hiện theo quy định trong quản lý chung cư, xem xét xử lý những cá nhân, tổ chức lợi dụng những tranh chấp trong chung cư để gây bất ổn tình hình trật tự.
Nhân đây, Chủ tịch HĐND TP cũng đề nghị sự vào cuộc của chính quyền các cấp cơ sở chưa cần quyết liệt hơn; Thành phố nên có nghị quyết chuyên đề hoặc chỉ thị liên quan đến vấn đề này. Cùng với đó, các cư dân nên nâng cao ý thức chấp hành các quy định ở các tòa chung cư.