Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương

Kinhtedothi - Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2024 được tổ chức trong 10 ngày (từ ngày 9-18/4/2024, tức từ mùng 1-10 tháng 3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương.

 

Ngày 13/4, UBND huyện Thạch Thất, Hà Nội tổ chức Lễ khai hội và kỷ niệm 10 năm chùa Tây Phương được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt (2014-2024) tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, xã Thạch Xá.
Từ 6h30 sáng, đoàn rước lễ và kiệu hàng trăm người đã tập trung, rước lễ từ đầu đường vào tới chân chùa Tây Phương và làm lễ tại chùa hạ.
Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2024 được tổ chức trong 10 ngày (từ ngày 9-18/4/2024, tức từ mùng 1-10 tháng 3 âm lịch năm Giáp Thìn).
Một điểm đặc trưng của huyện Thạch Thất đó là không gian cộng đồng người dân tộc Mường độc đáo.
Phần lễ với nghi thức dâng lễ, cúng Phật diễn ra tối 12/4/2024; sáng 13/4/2024 tổ chức rước kiệu, dâng lễ vật của lãnh đạo UBND xã Thạch Xá và diễu hành của phường Rối nước các xã: Thạch Xá, Bình Phú, Chàng Sơn…; dâng lễ vật của lãnh đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện…
Lễ hội truyền thống và kỷ niệm 10 năm đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặt biệt chùa Tây Phương được tổ chức nhằm giới thiệu những giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương.

Ông Nguyễn Mạnh Hồng, chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương. Việc tổ chức lễ khai hội chùa Tây Phương với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng là dịp để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Thạch Thất.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội Đỗ Đình Hồng thay mặt Thành ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ TP Hà Nội gửi lẵng hoa chúc mừng đến lãnh đạo huyện Thạch Thất tại lễ khai hội chùa Tây Phương năm 2024.
Sau phần khai mạc, các đại biểu di chuyển làm lễ, dâng hương tại chùa hạ chùa Tây Phương.
Tiếp theo sau đó, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng tiến hành dâng lễ tại chùa Tây Phương.
Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia, đến năm 2014 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2015, Bộ tượng Phật chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Rối nước Thạch Thất là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống nơi đây. Hiện tại, ở Thạch Thất vẫn tồn tại 3 phường rối nước, tạo nên nét đặc sắc riêng có của địa phương.
Phần hội diễn ra cả ngày với các trò chơi dân gian: đi cà kheo, ném còn, cây đu, biểu diễn múa rối nước của phường Rối xã Bình Phú, Thạch Xá; biểu diễn văn nghệ, diễn xướng cồng chiêng, giao lưu vật dân tộc…
Chính thức khai hội chùa Tây Phương năm 2023

Chính thức khai hội chùa Tây Phương năm 2023

Lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi chùa Tây Phương

Lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi chùa Tây Phương

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: các “nàng thơ" xuống phố đón Xuân

Hà Nội: các “nàng thơ" xuống phố đón Xuân

16 Jan, 10:32 AM

Kinhtedothi - Từ phố cổ Hà Nội, không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, các điểm di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám… đến vùng ngoại ô Hà Nội như chùa Thầy, làng hương Quảng Phú Cầu… đều thấp thoáng hình ảnh những bạn trẻ hào hứng chụp ảnh kỷ niệm đón mùa Xuân sang.

Làng miến Phú Diễn tất bật vào vụ Tết

Làng miến Phú Diễn tất bật vào vụ Tết

20 Nov, 04:36 PM

Kinhtedothi - Hiện tại, ở Phú Diễn có khoảng 20 cơ sở sản xuất miến dong với sản lượng trung bình đạt từ 12 - 15 tấn/ngày. Nguyên liệu để làm miến là 100% bột dong...

Nét đẹp kiến trúc, văn hóa ngôi làng cổ Hà thành

Nét đẹp kiến trúc, văn hóa ngôi làng cổ Hà thành

25 Jul, 02:45 PM

Kinhtedothi - Cách trung tâm Hà Nội chừng 10km, ngôi làng cổ Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) vẫn giữ nét đẹp cổ kính, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ với hình ảnh cổng làng, giếng nước, sân đình.

Hà Nội 25 năm Thành phố vì hoà bình

Hà Nội 25 năm Thành phố vì hoà bình

16 Jul, 10:26 AM

Kinhtedothi - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ