Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương

Khánh Huy
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2024 được tổ chức trong 10 ngày (từ ngày 9-18/4/2024, tức từ mùng 1-10 tháng 3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương.

 

Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 1
Ngày 13/4, UBND huyện Thạch Thất, Hà Nội tổ chức Lễ khai hội và kỷ niệm 10 năm chùa Tây Phương được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt (2014-2024) tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, xã Thạch Xá.
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 2
Từ 6h30 sáng, đoàn rước lễ và kiệu hàng trăm người đã tập trung, rước lễ từ đầu đường vào tới chân chùa Tây Phương và làm lễ tại chùa hạ.
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 3
Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2024 được tổ chức trong 10 ngày (từ ngày 9-18/4/2024, tức từ mùng 1-10 tháng 3 âm lịch năm Giáp Thìn).
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 4
Một điểm đặc trưng của huyện Thạch Thất đó là không gian cộng đồng người dân tộc Mường độc đáo.
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 5
Phần lễ với nghi thức dâng lễ, cúng Phật diễn ra tối 12/4/2024; sáng 13/4/2024 tổ chức rước kiệu, dâng lễ vật của lãnh đạo UBND xã Thạch Xá và diễu hành của phường Rối nước các xã: Thạch Xá, Bình Phú, Chàng Sơn…; dâng lễ vật của lãnh đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện…
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 6
Lễ hội truyền thống và kỷ niệm 10 năm đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặt biệt chùa Tây Phương được tổ chức nhằm giới thiệu những giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương.
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 7

Ông Nguyễn Mạnh Hồng, chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương. Việc tổ chức lễ khai hội chùa Tây Phương với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng là dịp để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Thạch Thất.

Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 8
Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội Đỗ Đình Hồng thay mặt Thành ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ TP Hà Nội gửi lẵng hoa chúc mừng đến lãnh đạo huyện Thạch Thất tại lễ khai hội chùa Tây Phương năm 2024.
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 9
Sau phần khai mạc, các đại biểu di chuyển làm lễ, dâng hương tại chùa hạ chùa Tây Phương.
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 10
Tiếp theo sau đó, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng tiến hành dâng lễ tại chùa Tây Phương.
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 11
Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia, đến năm 2014 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2015, Bộ tượng Phật chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 12
Rối nước Thạch Thất là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống nơi đây. Hiện tại, ở Thạch Thất vẫn tồn tại 3 phường rối nước, tạo nên nét đặc sắc riêng có của địa phương.
Toàn cảnh lễ hội chùa Tây Phương - Ảnh 13
Phần hội diễn ra cả ngày với các trò chơi dân gian: đi cà kheo, ném còn, cây đu, biểu diễn múa rối nước của phường Rối xã Bình Phú, Thạch Xá; biểu diễn văn nghệ, diễn xướng cồng chiêng, giao lưu vật dân tộc…