Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tốc độ tăng trưởng không quan trọng bằng tái cơ cấu xong nền kinh tế

Sáng ngày 22/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017.
Bên lề Quốc hội, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đoàn Sóc Trăng xung quanh vấn đề này.
- Thưa ông, trong báo cáo của Chính phủ dự báo tăng trưởng năm nay từ 6,3%-6,5%, ông đánh giá thế nào về kế hoạch này?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Trước hết, báo cáo của Thủ tướng tại kỳ họp này, Chính phủ đã công khai tốc độc tăng trưởng dao động từ 6,3-6,5%, như vậy sẽ không đạt mục tiêu của Quốc hội khoá 13 đưa ra là 6,7%.
Kế hoạch này phản ánh đúng thực trạng kinh tế của đất nước cũng như bối cảnh chung của thế giới. Đặc biệt là đối với nền kinh tế của đất nước, bên cạnh những tác động khách quan như hạn hán, giá dầu đã làm giảm sản lượng, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công cũng như tái cơ cấu các tổ chức tín dụng vẫn đang trong quá trình diễn ra nên sẽ phải có những tác động nhất định đến quá trình tăng trưởng.
 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên trả lời phỏng vấn bên lề Quốc hội. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
Việc tốc độ tăng trưởng không cao như dự kiến là bình thường trong bối cảnh này. Vấn đề ở đây là phải nhìn thấy nó sẽ liên quan đến rất nhiều các chỉ số đảm bảo ổn định vĩ mô. Nếu chúng ta thấy rằng tổng thu GDP trong dự kiến sẽ tăng trưởng đạt khoảng 5,1 triệu tỷ đồng thì đến bây giờ dự báo của Bộ Tài chính chỉ còn khoảng 4,6 triệu tỷ đồng.
Ngoài ra, yếu tố giá thành vốn, nói nôm na là tổ chức quốc tế đánh giá độ tín nhiệm của chúng ta thấp hơn năm ngoái. Khi tốc độ tăng trưởng giảm sẽ kéo theo các vấn đề khác cần quan tâm như việc làm, an sinh xã hội, thực hiện đầu tư. Vấn đề đặt ra là chi ngân sách thế nào?
- Thưa ông, đây mới chỉ là dự báo, liệu có khả năng tăng cao hơn không và giải pháp gì để đạt được?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Khi Thủ tướng đã báo cáo trước Quốc hội là tăng trưởng chỉ từ 6,3 đến 6,5%, tức là chúng ta đã cân đối hết những phương án thuận lợi và không thuận lợi. Trong đó phương án thuận lợi là 6,5% và không thuận lợi là 6,3%.
Các diễn biến cho thấy, ngay từ tháng Tư, khi bị tác động bởi xâm nhập mặn, hạn hán miền Trung, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, Nghị quyết 60 đẩy nhanh giải ngân đầu tư công và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Như vậy, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, xử lý đầu tư công, chúng ta đã kiên quyết đề ra từ tháng Tư và tháng Bảy.
Vấn đề hai tháng còn lại là tháng 11 và 12 chúng ta phải kiên quyết thực hiện nốt các chính sách đề ra. Vì chính sách vĩ mô phải có thời gian thực hiện, nếu cứ thay đổi liên tục thì sẽ khó cho những người điều hành.
- Trong báo cáo của Chính phủ đề ra 12 giải pháp và đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7%. Theo ông, tính khả thi của mục tiêu này như thế nào?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Trước hết, có thể nói tốc độ tăng trưởng 6,7% là một tốc độ mong muốn. Chúng ta qua rồi thời kỳ tăng trường kinh tế kế hoạch hoá. Chỉ tiêu đặt ra là chỉ tiêu pháp lệnh vì chúng ta có đầy đủ nguồn lực để hỗ trợ cho tăng trưởng đó.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, sau 30 năm đổi mới nước ta dần chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc 6,7% đạt tốc độ tăng trưởng GDP là tốc độ dự kiến để cân đối vĩ mô trong điều hành nền kinh tế.
Phải thừa nhận rằng tăng trưởng GDP của chúng ta có 40% do FDI, 30% là do Nhà nước, 30% do các thành phần kinh tế khác. Sẽ cố gắng dùng 30% của Nhà nước định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho 70% còn lại phát triển. Nhưng còn hấp thụ, phát triển, cộng hướng đến đâu, còn tuỳ thuộc doanh nhân và mục tiêu họ đặt ra cho quá trình phát triển.
- Vậy giải pháp nào là quan trọng nhất?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Theo tôi, trong năm 2017 và 2018 việc tốc độ tăng trưởng kinh tế không nên là vấn đề được đặt ra, mà vấn đề chúng ta phải tái cơ cấu xong toàn bộ nền kinh tế. Chúng ta có thể nói công khai với doanh nghiệp và người dân là trong 2 năm tới chúng ta sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6%.
Tôi nói như vậy vì ở mức này sẽ đạt được mức ổn định xã hội, tạo được việc làm cho lao động hàng năm là từ 1-1,1 triệu lao động mới. Chúng ta phải đạt được tốc độ 6% thì tốc độ tăng nợ công, trả nợ gốc và nợ lãi theo hạn kỳ dưới 25%. Và khi nợ công vẫn giữ dược ngưỡng dưới 65% và tốc độ trả nợ gốc lẫn lãi của chúng ta dưới 25% thì đánh giá tín nhiệm của chúng ta trên thị trường tốt hơn, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đi vay vốn ở thị trường quốc tế sẽ được giá vốn tốt hơn.
- Nếu dự báo không đạt, chúng ta có nên cắt chi đầu tư, cắt chi thường xuyên không thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Về mặt lý thuyết chúng ta hoàn toàn có thể làm thế. Nhưng phải đánh giá tác động đến xã hội, doanh nghiệp thế nào. Nếu chúng ta không tăng lương, không hỗ trợ y tế, giáo dục không đổi mới thì phản ứng ra sao? Cần phải cân đối hài hoà, phải xem còn gì để hỗ trợ, thúc đẩy, để doanh nghiệp phát triển, thì chúng ta phải làm hết. Khi giải quyết bài toán đó, tốc độ tăng trưởng không đạt, mà một loạt vấn đề khác phải đặt ra trên bàn để xem phương pháp tối ưu, chứ không phải phương pháp tốt nhất.
Ở đây, trong bài toán vĩ mô thì phải chọn phương pháp tối ưu, chứ không phải phương pháp tốt nhất. Phương án tốt nhất là cắt chi thường xuyên, nhưng không tối ưu nhất.
- Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ