Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tội phạm xuyên quốc gia là mối quan ngại toàn cầu

Kinhtedothi - Chiều 14/8, tại Hà Nội, Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã công bố Báo cáo Đánh giá nguy cơ tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại Đông Á-Thái Bình Dương.
Tham dự có bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam; Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an).

 
Các bằng chứng, tang vật của vụ án tội phạm xuyên quốc gia được trưng bày trong cuộc họp báo tại trụ sở Bộ Công an phía Nam.
 
Báo cáo Đánh giá nguy cơ tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại Đông Á-Thái Bình Dương đã mô tả chi tiết cơ chế của các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và đưa ra ước tính về doanh thu mà các băng nhóm tội phạm thu được từ các hoạt động liên quan đến buôn bán người và đưa người di cư trái phép, ma túy, tội phạm môi trường (động thực vật hoang dã, các sản phẩm từ gỗ, rác thải điện tử và các chất làm suy giảm tầng ôzôn), hàng giả và thuốc giả. 

Trình bày những nội dung chính của báo cáo, ông Jeremey Douglas, Trưởng Đại diện UNODC khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia hiện là mối quan ngại toàn cầu. 

Lợi nhuận phi pháp từ các hoạt động tội phạm ở Đông Á-Thái Bình Dương có thể gây bất ổn xã hội trên phạm vi thế giới. Các đường dây tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức tại khu vực này kiếm được khoảng 90 tỷ USD mỗi năm. 

Những đồng đôla thu được từ các hoạt động phi pháp ở Đông Á-Thái Bình Dương có thể dùng để mua bất động sản, các công ty và gây tham nhũng ở bất cứ đâu, do đó các nước trên thế giới cần phải hợp tác đối phó ngay từ bây giờ. 

Báo cáo Đánh giá nguy cơ tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại Đông Á-Thái Bình Dương ước tính các băng nhóm tội phạm thu được từ các hoạt động phi pháp ở Đông Á-Thái Bình Dương (khoảng 90 tỷ USD mỗi năm, cao gấp đôi GDP của Myanmar, gấp 8 lần GDP của Campuchia và 13 lần GDP của Lào. 

Các nhóm tội phạm tại Đông Á-Thái Bình Dương kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ việc buôn bán hàng giả (24,4 tỷ USD), gỗ phi pháp (17 tỷ USD), heroin (16,3 tỷ USD), methamphetamine (15 tỷ USD), thuốc giả (5 tỷ USD) và điện tử (3,75 tỷ USD).
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ