Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu kết luận Phiên họp. Ảnh: Trí Dũng |
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, sau 5 năm thành lập, Ban Chỉ đạo đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời, đưa một số vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vào theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ để tập trung chỉ đạo xử lý nghiêm minh với nguyên tắc: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
Tại phiên họp, Ban chỉ đạo đã xác định một số nhiệm vụ công tác những tháng cuối năm 2018. Trong đó hoàn thành việc rà soát các kết luận thanh tra, kiểm toán một số dự án gây thất thoát, thua lỗ kéo dài, dư luận xã hội quan tâm; kiểm tra công tác luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước... Ủy ban Kiểm tra T.Ư tiến hành kiểm tra một số cấp ủy cấp huyện và cơ sở có dấu hiệu vi phạm để chấn chỉnh công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng ở cơ sở. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo để kết thúc điều tra 10 vụ án; ban hành cáo trạng truy tố 7 vụ án; xét xử sơ thẩm 10 vụ án; xét xử phúc thẩm 8 vụ án; xử lý 32 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. |
Đặc biệt, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã kiểm tra, làm rõ, kết luận, quyết định thi hành kỷ luật và đề nghị Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật nghiêm minh nhiều tổ chức Đảng và đảng viên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước vi phạm, cả đương chức và đã nghỉ hưu (từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ diện T.Ư quản lý).Phải làm quyết liệt, bài bản hơnPhát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, nhìn tổng quát sau 5 năm thành lập, Ban Chỉ đạo đã có nhiều nỗ lực cố gắng, nhiều đổi mới, cả về nội dung và phương thức, làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, thu được nhiều kết quả cụ thể, nhờ đó công tác phòng chống tham nhũng có bước tiến mạnh, nhất là 2 năm gần đây. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm…, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tạo niềm tin của Nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư cũng chỉ ra một số kinh nghiệm, bài học, đó là quyết tâm cao, đồng thuận lớn, chỉ đạo quyết liệt, có nhiều cách làm sáng tạo, đổi mới của Ban Chỉ đạo. "Chúng ta làm khá bài bản, nền nếp, làm bước nào chắc bước ấy, rõ đến đâu làm đến đấy, kỷ luật đảng trước, xử lý hành chính, hình sự sau; các bước, các khâu làm chặt chẽ; các cơ quan chức năng phối hợp nhịp nhàng theo đúng chức năng, nhiệm vụ, không làm chồng chéo; "đúng vai, thuộc bài". Xử lý rất nghiêm khắc nhưng rất nhân văn, có lý có tình, không đao to búa lớn nhưng tâm phục, khẩu phục, làm quyết liệt nhưng giữ được ổn định, không gây ra đổ vỡ, kết hợp giữa xây và chống, chống và xây, ngăn chặn, phòng ngừa, mở đường cho đối tượng sửa chữa, tiến bộ, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội, được dư luận đồng tình, ủng hộ cao" - Tổng Bí thư nói.Tổng Bí thư cũng chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục như việc xây dựng cơ chế, chính sách vẫn còn chậm, vẫn còn sơ hở, dễ bị lợi dụng để tham nhũng; tình trạng trên nóng dưới lạnh đã có chuyển biến, nhưng cần phải chuyển biến mạnh hơn nữa, tích cực hơn nữa; vẫn để cho một số phần tử bỏ trốn, tẩu tán tài sản, chạy ra nước ngoài. Trong một số trường hợp, một số khâu sự phối hợp chưa được nhuần nhuyễn, ăn khớp…Tổng Bí thư chia sẻ, tâm trạng xã hội đang lo lắng, mong muốn làm sao phải duy trì và đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng. Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan chức năng, Ban Chỉ đạo phải làm quyết liệt, dứt điểm, bài bản, hiệu quả hơn. Khắc phục tình trạng "trên nóng dưới lạnh", nhũng nhiễu, tham nhũng vặt; tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng.Trần Hà