Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổng cục Hải quan phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu

Kinhtedothi - Trong năm 2020, tình hình khu vực, quốc tế diễn biến phức tạp. Sự bùng phát khó lường của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia trên thế giới (giá cả hàng hóa: giá vàng, giá dầu thô biến động mạnh...), các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như: đóng cửa biên giới, tạm ngừng các chuyến bay thương mại, cách ly, phong tỏa... đã tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đặt ra những thách thức to lớn đối với không chỉ Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, cả về thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ... tác động đến kinh tế nước ta nói chung và tình hình xuất nhập khẩu nói riêng.
Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ và Bộ Tài chính với quan điểm kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, phát huy sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, cùng với mục tiêu vừa đảm bảo triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch, vừa tích cực hỗ trợ khơi thông hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị tích cực, chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Năm 2020, Tổng cục Hải quan được Quốc hội và Bộ Tài chính giao dự toán thu là 338.000 tỷ đồng. Để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020, ban hành Chỉ thị số 1040/CT-TCHQ về việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2020 và giao chỉ tiêu thu NSNN cho các đơn vị.

Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh bùng phát và lan rộng, như Kết luận số 77-KL/TW của Bộ Chính trị đã đánh giá: Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô.

Ngành Hải quan, trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã rà soát và triển khai nhiều giải pháp nhằm phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, cụ thể: (i) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC; (ii) Tăng cường công tác kiểm soát hải quan, các kế hoạch, chuyên đề chống buôn lậu lớn, liên quan đến các mặt hàng trọng điểm để tổ chức thực hiện trong toàn Ngành; đẩy mạnh thu thập phân tích thông tin và ứng dụng công nghệ kiểm tra, giám sát hiện đại; siết chặt kỷ cương kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hải quan. (iii) Tạm dừng hoạt động kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan trong năm 2020.
 Điều tra chống buôn lậu.
Đối với trường hợp thanh tra chuyên ngành, kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm và thanh tra, kiểm tra mà tập trung đẩy mạnh công tác thu thập, phân tích thông tin làm tiền đề cho việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan sau khi dịch bệnh Covid 19 kết thúc. (iv) Rà soát, đánh giá phân tích mức độ rủi ro, dấu hiệu vi phạm đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện thanh tra chuyên ngành. (v) Phân tích số liệu, xác định các mặt hàng có rủi ro cao gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; (vi) Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế; phân loại các nhóm nợ, tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp; Rà soát, thu thập tài liệu, hoàn thiện hồ sơ đối với các trường hợp đủ điều kiện khoanh nợ, xóa nợ.
(vii) Rà soát, thực hiện kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế tại khâu thông quan, khâu sau thông quan để phát hiện và xử lý các trường hợp khai sai mã số, khai ngụy trang tên hàng hoặc khai tên hàng không rõ ràng, đầy đủ để được áp dụng mức thuế suất thấp hoặc được hưởng các mức thuế ưu đãi đặc biệt trong đó tập trung kiểm tra những mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế;
(viii) Rà soát trên hệ thống GTT02, Hệ thống trực ban trực tuyến và các hệ thống công nghệ thông tin có liên quan để chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra trị giá đối với những mặt hàng và doanh nghiệp có khả năng rủi ro cao về trị giá tránh trường hợp bỏ sót, bỏ lọt các lô hàng có mức giá khai báo thấp, bất hợp lý nhưng không được tham vấn hoặc xử lý kịp thời trong đó tập trung chỉ đạo theo chuyên đề đối với những nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu có thuế suất cao.

Với sự nỗ lực của toàn Ngành, đến hết ngày 31/12/2020, số thu NSNN đạt khoảng 317.090tỷ đồng, bằng 9,81% dự toán (338.000 tỷ đồng), đạt 105,69% số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 khóa XIV (300.000 tỷ đồng).

Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2020, năm 2021 ngành Hải quan tập trung vào việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hướng đến việc xây dựng hải quan thông minh nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và thực hiện các hiệp định thương mại tự do.

Ngành Hải quan sẽ xây dựng Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt, chú trọng việc tổ chức triển khai Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành sau khi đề án được Chính phủ phê duyệt...

Tổng cục Hải quan sẽ chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc công tác quản lý thu ngân sách, giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngay từ đầu năm 2021; tăng cường rà soát, nắm chắc nguồn thu; nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp tăng thu, chống thất thu, chủ động đánh giá tác động của các cam kết hội nhập quốc tế đến thu NSNN.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quản lý thị trường vàng: cần giải pháp căn cơ, lâu dài

Quản lý thị trường vàng: cần giải pháp căn cơ, lâu dài

18 May, 06:57 AM

Kinhtedothi- Dù giá vàng thế giới đang bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh, giá vàng trong nước vẫn neo cao kỷ lục, tạo ra mức chênh lệch chưa từng có – gần 18 triệu đồng/lượng. Tình trạng này không chỉ phản ánh sự lệch pha cung – cầu, mà còn dấy lên lo ngại về làn sóng đầu cơ, thao túng giá và dòng tiền “chảy” vào vàng, ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô. 

Tin tức kinh tế 16/5: nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh

Tin tức kinh tế 16/5: nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh

16 May, 06:34 PM

Kinhtedothi – Giá vàng trong nước tăng mạnh; nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh, tiệm cận mức kỷ lục năm 2021; xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng mạnh trong tháng 4… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 16/5.

Bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68: những giá trị và trải nghiệm độc bản

Bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68: những giá trị và trải nghiệm độc bản

16 May, 06:19 PM

Kinhtedothi- Trong nhịp sống đô thị hiện đại, khách hàng không chỉ tìm kiếm một chiếc thẻ ngân hàng thanh toán đơn thuần, mà kỳ vọng vào những trải nghiệm độc đáo, từ tài chính thông minh đến phong cách sống tiện lợi. Thấu hiểu nhu cầu đó, BIDV đã ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68 phiên bản giới hạn với thiết kế đặc biệt và hệ sinh thái ưu đãi từ văn hóa, ẩm thực đến di chuyển.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ