Chiều 5/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh (Ban Chỉ đạo) tổ chức họp báo thông tin về một số mặt của đời sống trên địa bàn.
Phương tiện qua hầm sông Sài Gòn giảm
Theo đó, tại buổi họp báo, ông Phan Công Bằng - Phó Giám đốc Sở GTVT cung cấp thông tin về lưu lượng xe qua lại cầu Thủ Thiêm 2 sau khi khánh thành, thông xe. Theo ông Phan Công Bằng, từ ngày 28/4 thông xe cho đến nay, trung bình khoảng 10.000 lượt phương tiện qua lại cầu mỗi ngày. Xe qua hầm sông Sài Gòn từ ngày 29/4 đến ngày 4/5 đã giảm 14% so những ngày trước đó. Vào ngày 7/5 tới, Sở GTVT tiếp tục điều chỉnh 1 số tuyến đường: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tôn Đức Thắng…
Về hệ thống chiếu sáng trên cầu, đến nay phần chiếu sáng kỹ thuật đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Đối với phần chiếu sáng mỹ thuật, sau khi triển khai thi công nhận thấy kiến trúc cầu khá đẹp nên lãnh đạo TP đề nghị nghiên cứu thêm để làm sao chiếu sáng soi sông Sài Gòn lung linh hơn (có 2 hình thức chiều sáng là chiếu sáng trực tiếp: Gắn hệ thống chiếu sáng trên dây văng, điều chỉnh ánh sáng qua máy tính; Chiếu sáng gián tiếp: Đặt ở dưới sông, đang xem xét lấy ý kiến của các cơ quan liên quan). Sở GTVT cố gắng chậm nhất trong năm 2022 phải hoàn thành hệ thống chiếu sáng mỹ thuật.
Ông Phan Công Bằng cũng cung cấp thông tin liên quan đến các dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý; Dự án cầu - đường Bình Triệu 2. Theo đó, TP đã triển khai các thủ tục trước tháng 10/2017, nhưng đến tháng 10/2017 Chính phủ có Nghị quyết không thực hiện nên phải dừng lại.
“Về tiến độ, chúng ta đã triển khai thi công cầu Tân Kỳ - Tân Quý, hiện còn đường vào cầu chưa xong, đang chờ TP bố trí vốn nhằm hoàn thành hạng mục còn lại. Còn dự án Cầu - đường Bình Triệu 2 là dự án lớn, khi triển khai do Chính phủ ban hành Nghị quyết 437 nên không triển khai nên phải dừng lại. Đối với dự án đường Vành đai 2 và đường Vành đai 3 thực hiện theo hình thức BT, triển khai năm 2017. Trong quá trình triển khai thì Chính phủ có Nghị quyết 60 rà soát lại các dự án BT, trong đó có dự án này. Quá trình triển khai TP làm rất chặt chẽ, xem xét quỹ đất dể đối ứng, hiện tiếp tục hoàn thiện thủ tục để trình Chính phủ. Đến nay, đã thi công đạt 44%, giải phóng mặt bằng khoảng 74%” - ông Phan Công Bằng nói.
Gần 1 tháng, TP không có ca nào tử vong vì Covid-19
Chiều 5/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh (Ban Chỉ đạo) tổ chức họp báo thông tin về một số mặt của đời sống trên địa bàn.
Ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy kiêm Phó Ban chỉ đạo, cho biết tình hình Covid-19 trên địa bàn TP giảm mạnh. Số ca mắc mới luôn dưới 40 ca/ngày, có ngày dưới 20 ca. Tuần qua ca nhập viện luôn dưới 16/ngày, có ngày dưới 10 ca (ngày 2/5). Từ ngày 7/4 đến nay, TP không có ca tử vong nào vì Covid-19.
Còn bà Lê Thiện Quỳnh Như - Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế, cũng cung cấp một số thông tin liên quan Covid-19. Theo đó, đối với hệ thống thu dung điều trị Covid-19 trên địa bàn TP sẽ ngừng hoạt động các trạm y tế lưu động, quản lý ca F0 sẽ do trạm y tế địa phương chăm sóc. Bệnh viện dã chiến (BVDC) tuyến quận, huyện cũng sẽ hoàn trả lại công năng ban đầu (trường học, cơ sở y tế), nếu số ca F0 tăng cao trở lại, sẽ mở lại BVDC tại những nơi này.
Cũng theo bà Như, tại TP các Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Nhi Đồng TP cùng các Bệnh viện Trung ương trên địa bàn sẽ là tuyến cuối điều trị Covid-19. Do đó, hiện nay BVDC 3 tầng chỉ duy trì BVDC số 13, ngừng hoạt động BVDC số 14, số 16, ngừng tầng 3 BVDC quận Tân Bình. Lý do vẫn giữ 3 tầng ở BVDC số 13 vì phải sẵn sàng cho trường hợp ca F0 tăng trở lại. Đồng thời BVDC này do Bệnh viện Nhiệt đới phụ trách và là tuyến cuối điều trị Covid-19.
Từ ngày 1/1 đến trước ngày 29/4, trên địa bàn có 5.247 ca sốt xuất huyết (SXH), so với cùng kỳ giảm 12,5%. Năm 2021, trong dịch Covid-19, nên số liệu có thể có sự không chính xác. Đến nay TP có 126 ca SXH nặng, trong khi cả năm 2021 chỉ có 99 ca nặng. Số ca tử vong vì SXH đến hôm nay 5/5 là 4 ca (cả năm 2021 là 7 ca). Trước tình hình trên, lãnh đạo Sở Y tế và HCDC đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra, tập huấn ở các quận, huyện và TP Thủ Đức trong dịp trước, trong lễ.
Ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC).