Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Tiếp nối mô hình “ATM gạo”, máy “ATM cơm” ra đời

Kinhtedothi - Lan tỏa yêu thương từ thành công của mô hình "ATM gạo", tại TP Hồ Chí Minh máy “ATM cơm” đầu tiên đã ra đời, phục vụ việc phát thực phẩm miễn phí cho người lao động nghèo trên địa bàn TP.
Được biết, máy “ATM cơm” nói trên do nhóm từ thiện Khai Tâm sáng tạo ra và lắp đặt tại địa chỉ A15-17, Bạch Đằng 1, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Thời gian phát cơm từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
 Máy ''ATM cơm'' được lắp tại địa chỉ: A15-17, Bạch Đằng 1, phường 2, quận Tân Bình.
Theo đó, hàng ngày nhóm từ thiện Khai Tâm sẽ thực hiện phát 50 phần cơm vào lúc 11 giờ trưa. Đến 16 giờ chiều mỗi ngày, nhóm sẽ thực hiện phát thêm 100 phần quà gồm: 1kg gạo, 2 cây xúc xích hoặc cá hộp. Ngoài việc nhận cơm và quà, người đến còn được nhận thêm 1 ly nước uống.
“Trong cuộc sống thường ngày thì người lao động nghèo, người bán vé số, người lang thang… đã khó khăn trong việc mưu sinh. Cho nên, khi dịch bệnh ùa đến bất ngờ, thì họ càng lúng túng hơn không biết phải xoay xở bữa cơm hằng ngày như thế nào, do phần đông không có nguồn tài chính dự phòng. Hiểu được điều đó, các thành viên trong câu lạc bộ thiện nguyện Khai Tâm đã chế tạo máy phát thực phẩm tự động, với mong muốn chia sẻ khó khăn, chung tay cùng TP chống dịch”, Trưởng nhóm từ thiện Khai Tâm Nguyễn Lê Đan Tâm nói.
Giải thích vì sao không làm “ATM gạo” mà lại làm “ATM cơm” thì chị Đan Tâm cho biết, hiện tại TP đã có rất nhiều máy “ATM gạo”, đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên, nhóm từ thiện Khai Tâm muốn làm khác đi, để đa dạng hóa các hoạt động thiện nguyện, nguồn nhu yếu phẩm đến tay người nghèo cũng phong phú hơn. Song, quan trọng nhất là vẫn phải đảm bảo công tác chống dịch, và tính thiết thực.
“Hiện tại, nhóm đang kêu đóng góp để duy trì hoạt động của máy. Đồng thời, mong muốn sẽ đặt được thêm nhiều máy nữa ở những vùng xa, đặc biệt là ở những nơi bà con đang bị hạn mặn”, chị Đan Tâm nói thêm.
Cũng như các điểm "ATM gạo", những người đến nhận thực phẩm tại máy “ATM cơm” sẽ rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt tại khu vực phía ngoài. Sau đó, được tình nguyện viên hướng dẫn để vào trong đứng chờ ở vị trí đảm bảo khoảng cách phòng dịch.
Chỉ cần thực hiện thao tác nhấn nút, phần cơm sẽ chạy ra
Nghe tin có phát cơm miễn phí, nhiều bà con từ các quận lân cận quận Tân Bình cũng tìm đến máy “ATM cơm” để được nhận một phần.
Đến từ rất sớm, bà Nguyễn Thị Sáu (60 tuổi, ngụ Gò Vấp) xúc động khi nhận được cơm. Bà tâm sự, từ nhỏ đã sống cảnh không cha không mẹ, lớn lên cũng không lập gia đình. Cứ thế, một mình lầm lũi già đi, may mà nhận được rất nhiều tình yêu thương và đùm bọc của cộng đồng.
“Không phải bây giờ tôi mới nhận được gạo từ thiện hay cơm từ thiện. Trước đây, khi chưa có dịch, lâu lâu tôi vẫn được các anh chị hảo tâm tặng tiền, thậm chí là cơm, gạo, dầu gió…Tuy nhiên, không hiểu sao lúc này được nhận hộp cơm tôi nghẹn ngào lắm. Dịch bệnh nguy hiểm là vậy, các bạn trẻ vẫn sẵng sàng ra ngoài làm việc tốt, thật sự không từ ngữ nào diễn tả được lòng biết ơn, cảm kích của tôi lúc này”, bà Sáu chia sẻ.
Trước máy “ATM cơm” nói trên, hiện trên địa bàn TP cũng đã có hàng chục “ATM gạo” phát miễn phí mỗi ngày, giúp đỡ hàng ngàn người nghèo trong những ngày TP cách ly xã hội chống dịch Covid-19.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Món quà yêu thương vượt sóng tới Trường Sa

Món quà yêu thương vượt sóng tới Trường Sa

14 May, 08:16 PM

Kinhtedothi - Vào đầu tháng 5/2025, Đoàn công tác số 17 với gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, Học viện Hàng không, cùng các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, các cơ quan báo chí truyền thông… đã đến thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ đang công tác quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1.

Nhân văn từ góc nhìn hướng tới người dân vùng bão lũ

Nhân văn từ góc nhìn hướng tới người dân vùng bão lũ

04 May, 05:48 AM

Kinhtedothi - Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” ngày càng lan tỏa, mang ý nghĩa sâu sắc khi hướng đến từng số phận, những khó khăn, thách thức của người yếu thế, nữ công nhân lao động…

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng: “bà tiên giữa đời thường"

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng: “bà tiên giữa đời thường"

29 Apr, 03:01 PM

Kinhtedothi - Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị đã có buổi trò chuyện với Giáo sư, bác sĩ (GS.BS) Nguyễn Thị Ngọc Phượng - nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ - người phụ nữ tài danh và đức độ được nhiều người tôn vinh là “bà tiên giữa đời thường”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ