Theo đó, chương trình cấp học sẽ được xây dựng theo hướng mở: Một số môn học bắt buộc (Văn - Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ) và các môn tự chọn phải hoàn thành trong cả cấp học với số lượng môn học tối đa là 8 môn trong 1 năm.
TP. Hồ Chí Minh xây dựng khung chương trình sách giáo khoa riêng để đáp ứng đặc thù của TP. |
Cùng với đó, UBND TP Hồ Chí Minh cũng kiến nghị cho phép học sinh các trường chuyên, lớp chuyên được thi một số tín chỉ ở một số môn tương ứng, phù hợp đang được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng để có thể được chứng nhận hoàn thành tín chỉ môn cơ bản. Nhà trường và giáo viên giảng dạy sẽ đánh giá định kỳ học sinh. Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp. Khung chương trình đào tạo giảng dạy riêng của TP Hồ Chí Minh do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT; tổ chức khảo thí trình độ tiếng Anh của học sinh theo 4 kỹ năng nghe - đọc - nói - viết. Ngoài ra, các trường cần được chủ động điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra đánh giá cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế trong từng loại hình trường... Mục tiêu đến cuối năm 2020, TP Hồ Chí Minh phấn đấu có 100% các trường học đạt chuẩn quốc gia về tiêu chí cơ sở vật chất; 300 phòng học/10.000 người dân trong độ tuổi từ 3 đến 18; 30% các trường mầm non, tiểu học; 15% các trường THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia; ở từng quận, huyện mỗi bậc học mầm non, tiểu học có ít nhất 3 trường học bậc THCS, THPT có 2 trường đạt tiên tiến theo xu thế hội nhập; có 50% giáo viên các cấp đạt trình độ trên chuẩn; tỷ lệ người dân TP biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 là 99,8%...