Thực tế, quá trình xây dựng đô thị đã phải trả giá đắt (cả về tiền bạc và giá trị văn hóa) vì thiếu bản quy hoạch này.
Con đường nghìn tỷ vướng vùng lõi di sản5 năm trước (2013), Hà Nội đứng trước một cuộc tranh luận không ngớt về việc dựng cây cầu vượt ở ngã 5 Ô Chợ Dừa vì ảnh hưởng đến một di tích văn hóa lớn – Đàn Xã Tắc. Nếu không xây cầu, ốc đảo giao thông này sẽ là con đường khổ sở vì ùn tắc. Chưa kể gần 2.000 tỷ đồng bỏ vào đường vành đai I, trong đó có giải phóng mặt bằng, xây dựng đường Xã Đàn – con đường một thời được mệnh danh là đắt nhất hành tinh… sẽ không đạt hiệu quả vì nút thắt cổ chai ở ngã 5 Ô Chợ Dừa.
Hiện trường khai quật khảo cổ học Vườn Chuối (Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội). Ảnh: Linh Anh |
"Gần như các cơ quan hành pháp luôn ít quan tâm và luôn nhận thức khảo cổ học là sự phiền toái cho họ. Đây là một nhận thức sai lầm. Chúng ta phải chứng minh rằng có sự hợp tác của những người làm khảo cổ, thực hiện đúng công tác khảo cổ quy định trong luật pháp thì chắc chắn đó là sự phát triển bền vững. Nhà sử học Dương Trung QuốcCụm từ khảo cổ học bền vững là cái gì rất chung chung, trừu tượng. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, khi chúng ta chưa đủ phương tiện kỹ thuật, nguồn nhân lực và tài chính để khai quật, đánh giá giá trị thì nên để di tích ở trong lòng đất. Muốn làm được điều này phải có quy hoạch khảo cổ để di sản không bị lãng quên. " - TS Bùi Văn Liêm – Phó Viện Trưởng Viện khảo cổ học Việt Nam |
Bởi vì khi phát hiện di chỉ trong quá trình xây dựng, phần lớn sẽ do người dân hoặc phương tiện truyền thông lên tiếng để cơ quan khảo cổ học vào cuộc. Tuy nhiên, khi đến nơi thì phần lớn các di vật đã bị phá bỏ hoặc bị thay đổi hiện trạng, nên việc khảo cổ chỉ là “chữa cháy”. Hầu hết các chủ đầu tư dự án đều ngại thực hiện công tác khảo cổ, vì ảnh hưởng đến tiến độ cũng như cấu trúc của dự án. Nhiều công trình có thể bị đình lại không cho xây dựng vì gặp di vật giá trị lớn. “Ngay tại 124 Hàng Trống - trụ sở của UBND quận Hoàn Kiếm, tôi từng đề nghị tiến hành khảo cổ trước khi xây dựng công trình. Nhưng lời đề nghị này không được ai tán đồng. Công trình xây dựng lên có nghĩa là tất cả những di vật của thời đại trước mãi mãi nằm trong lòng đất” - PGS.TS Hà Đình Đức cho hay.Có rất nhiều trường hợp, di tích khảo cổ phát lộ trong quá trình xây dựng đô thị hoặc công trình giao thông, nhưng khi các chuyên gia khảo cổ tới thì không còn gì. Ví dụ như ở Huế, huyệt mộ của tài nhân họ Lê – vợ vua Nguyễn cũng suýt bị san phẳng vì dự án xây dựng công trình giao thông. Thống kê của Viện Khảo cổ cho thấy 80 - 90 % các di tích liên quan tới thời đại kim khí trên toàn quốc bị xóa sổ hoàn toàn vì không được quy hoạch bảo vệ; trong đó, có những di tích quan trọng như khu di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên (Phú Thọ), Đông Sơn (Thanh Hóa) hay mộ táng Thủy Nguyên (Hải Phòng). Hơn nữa, việc khảo cổ không bền vững, khai quật lên rồi bỏ đó, chưa đủ điều kiện khoa học kỹ thuật đánh giá giá trị, hoặc thất lạc hiện vật là bài toán đặt ra với các nhà khoa học. GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung (trường Đại học KHXH&NV) lo lắng, nếu không xây dựng bản đồ quy hoạch khảo cổ, không có kế hoạch cho các công trình khảo cổ, mà làm theo kiểu mạnh ai đó đào thì 50 năm nữa con cháu chúng ta sẽ không còn gì để đào.Quy hoạch vẫn là con số 0 Vấn đề xây dựng quy hoạch khảo cổ không phải là câu chuyện của ngày hôm nay, mà đã từng được lãnh đạo Hà Nội đề cập cách đấy hơn 10 năm. Viện Khảo cổ học và các cơ quan chuyên môn của TP được yêu cầu nghiên cứu và lập quy hoạch khảo cổ ở dạng sơ khai về hệ thống các di tích trong nội thành Hà Nội. Theo Luật Di sản Văn hóa bổ sung vào năm 2010 quy định các địa phương có trách nhiệm xây dựng quy hoạch khảo cổ, kèm theo phương án bảo vệ hoặc thăm dò khai quật khi cần. Thế nhưng, suốt ngần ấy năm từ khi ra đời, quy hoạch khảo cổ vẫn chỉ là quy định trên giấy.PGS.TS Tống Trung Tín cho biết: “Quy hoạch khảo cổ hiện nay vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Tại sao việc quy hoạch khảo cổ cứ phải nhắc đi nhắc lại bởi nó không có sự chuyển động. Chúng tôi từng đề cập đến tỉnh Khánh Hòa là địa phương đầu tiên thực hiện Luật Di sản khi cho xây dựng quy hoạch khảo cổ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên khi làm xong vẫn không thấy hồi âm, có khi lại rơi vào tình trạng làm xong bỏ đó”.Hà Nội không chỉ đang thiếu quy hoạch khảo cổ, mà đang thiếu cả những yếu tố cần thiết để một bản quy hoạch phát huy được giá trị. Những câu chuyện của ngành khảo cổ học trong năm qua đã cho thấy việc thiếu vắng quy hoạch khảo cổ gây tác hại lớn thế nào. Có thể lấy việc lúng túng trong giải quyết xây dựng cầu vượt Đàn Xã Tắc là ví dụ điển hình. Theo PGS.TS Tống Trung Tín, nếu bắt tay xây dựng quy hoạch khảo cổ với sự hưởng ứng của các địa phương, thì sau khoảng 10 năm chúng ta sẽ có một bản đồ quy hoạch khảo cổ học trên toàn quốc.