Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trai làng lăn xả thi đấu cầu húc tại Lễ hội Gióng 2023

Kinhtedothi - Tại lễ hội Gióng 2023, lần đầu tiên hội thi cầu húc được tổ chức. Trước đó, đây là trò chơi dân gian được người dân làng Xuân Dục (xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn) tổ chức thường niên mỗi độ Xuân về.

Húc cầu là một trò trình diễn gắn với tranh tài được người dân làng Xuân Dục đưa vào thi đấu mỗi dịp hội làng đầu năm, từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Chiều 27/1, hội thi húc cầu lần đầu được tổ chức tại lễ hội Gióng 2023, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân và du khách thập phương. Các trai đinh làng Xuân Dục tỏ ra hết sức hào hứng dù phải tranh tài dưới tiết trời giá lạnh.

Theo lệ, trai đinh làng Xuân Dục quấn khăn đầu rìu, quấn thắt lưng đỏ và vàng, chia làm hai đội giáp Đông và giáp Đoài. Mỗi đội có 10 người, gồm những trai đinh khoẻ mạnh, không có dị tật, nhà không có tang trở. Mỗi đội do một ông cai chỉ huy.

Quả cầu được làm bằng gỗ thông, sơn đỏ, đường kính khoảng nửa mét, nặng đến vài chục kg, quanh năm được ngâm dưới ao tiên – một ao thiêng trong làng. Đến ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch được đưa lên để thi đấu tại lễ hội của làng Xuân Dục.

Sau lễ trình thánh, hai đội bước về khoảng sân phía trước Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, đào hai hố (gọi là hai lồ) nằm theo hướng Đông - Tây, cách nhau chừng 25m. Lồ sâu nửa mét, đường kính khoảng 0,8m. Hai đội giáp Đông - giáp Đoài, mỗi đội giữ một lồ.

Sau hồi trống lệnh của chủ tế cùng trống chầu của hai đăng cai thay phiên nhau, trai đinh hai đội dùng sức và tìm mẹo để đẩy được quả cầu vào lồ của đối phương.  Một trận thi đấu cầu húc kéo dài trong hai hiệp. Mỗi hiệp 40 phút; nghỉ giải lao giữa hai hiệp 10 phút. Hai đội có thể liên tục thay người mà không cần chờ hiệu lệnh của trọng tài.

Tục húc cầu ở làng Xuân Dục được giải thích là do một bộ tướng của Thánh Gióng trên đường đi đánh giặc, dừng chân ở làng dạy cho trẻ làng. Tuy nhiên, bản chất của trò này là tín ngưỡng thờ mặt trời – một dạng của tín ngưỡng nông nghiệp ruộng nước, cầu mưa thuận gió hoà và được mùa.

Hội thi thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách thập phương, tạo không khí tươi vui, phấn khởi cho Lễ hội Gióng 2023.

“Nữ tướng trẻ” 12 tuổi tại lễ khai hội Gióng 2023

“Nữ tướng trẻ” 12 tuổi tại lễ khai hội Gióng 2023

Hà Nội: Tưng bừng khai mạc lễ hội Gióng 2023

Hà Nội: Tưng bừng khai mạc lễ hội Gióng 2023

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ