Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao, chào năm mới 2025 tại Hà Nội

Kinhtedothi - Trong "Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025" sẽ tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao cùng vui gặp gỡ, nhìn lại một năm đã qua và niềm vui hân hoan chuẩn bị đón chào năm mới 2025.

Từ ngày 1/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” nhằm giới thiệu những nét văn hóa đầu Xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán truyền thống, đặc trưng của các dân tộc...

Du khách có thể trải nghiệm ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc tại chợ phiên vùng cao. Ảnh: Hải Yến

Chuỗi hoạt động đón chào năm mới 2025 bao gồm nhiều sự kiện như: tái hiện Tết Nào Pê Chầu của dân tộc Mông, tỉnh Điện Biên; chương trình dân ca dân vũ “Bản Mông vui đón Tết”; chương trình dân ca dân vũ “Niềm vui đón năm mới”...

Hoạt cảnh không gian chợ phiên là sự kết hợp giữa không khí vui tươi xuống chợ, cùng nhau múa khèn, giã bánh dày với chàng trai, cô gái dân tộc Mông; các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian (đẩy gậy, kéo co, ném còn…), ẩm thực dân tộc, sản vật địa phương, nghề thủ công truyền thống với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Thái...

Không gian chợ với hơn 50 gian hàng bao gồm: 33 gian hàng giới thiệu sản vật địa phương tại khu vực chợ vùng cao; 10 gian nhà lá giới thiệu ẩm thực truyền thống, 9 gian hàng nước để phục vụ nhu cầu của du khách tham quan.

Chương trình giới thiệu “Món ngon vùng miền - Chào năm mới 2025” sẽ giới thiệu “Mâm cơm đoàn kết” đón chào năm mới 2025, mỗi làng có 1 đồng bào giới thiệu món ăn đặc trưng của dân tộc trong ngày lễ, Tết. 16 nhóm đồng bào sẽ chuẩn bị 16 món ăn chứa đựng ở đó là nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống và những mong ước xua tan đi những đi xui xẻo trong năm cũ, cầu mong cho một năm mới đủ đầy của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

Bên cạnh đó, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp này còn có một số trò chơi như đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre, đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh, không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh, trải nghiệm trang phục dân tộc...

Hoạt động với sự tham gia của hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) đến từ 11 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng).

Nhộn nhịp chợ phiên cuối năm vùng ngoại thành

Nhộn nhịp chợ phiên cuối năm vùng ngoại thành

Đón chợ phiên Tết chào năm mới 2024

Đón chợ phiên Tết chào năm mới 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

01 Apr, 09:29 PM

Kinhtedothi – Tối 1/4, huyện Quốc Oai tổ chức lễ khai hội chùa Thầy- di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia và khai mạc “Tuần văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025”.

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

01 Apr, 02:15 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/4, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia phù điêu Kala Núi Bà. Đây là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024.

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

01 Apr, 11:06 AM

Kinhtedothi – Năm 2014, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành niềm tự hào của Nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng, Nhân dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, dưới tác động của xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, các bài hát dân ca ví, giặm truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ