Thăng Long – Hà Nội một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi mà đâu đâu cũng khắc ghi những dấu ấn của ngàn năm văn hiến. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Từ đây, tinh hoa của dân tộc được kết tinh, hội tụ và lan tỏa trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt |
Thăng Long là mảnh đất tụ cư, nơi tập trung nhiều phường thợ nổi tiếng với số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 59% tổng số làng. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Hà Nội có 47/52 nghề của toàn quốc, trong đó có 277 làng nghề đã được thành phố công nhận làng nghề truyền thống, như: gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tren đan Phú Vinh, dệt Triều Khúc, thêu Đại Đồng, sơn mài Hạ Thái, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ và nhiều làng nghề khác theo Luật Thủ đô. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Sự tồn tại của các làng nghề, phố nghề hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề của cư dân Thăng Long – Hà Nội. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Thờ Tổ nghề được coi là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho Nhân dân, di dưỡng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Đất nước phát triển không ngừng, tạo lập vị thế với cộng đồng thế giới phải nhớ ơn Tổ tông nước ta đã đặt nền móng xây dựng. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Con người nỗ lực vươn lên, xác lập chỗ đứng, phát triển sự nghiệp trong ngành nghề của mình phải nhớ ơn những vị Tổ nghề đã khai sinh ra nghề để mỗi chung ta lập thân, lập nghiệp và tồn tại đến hôm nay. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Tiếp nối tinh thần đó, trong khuôn khổ Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội – Việt Nam 2016, tại di tích Hoàng Thành Thăng Long, Lễ rước Tổ nghề truyền thống của ba làng nghề truyền thống tiêu biểu: Làng nghề gỗ mỹ nghệ La Xuyên, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội và làng nghề gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã được tái hiện. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Đây là dịp để tưởng nhớ công lao của lớp thế hệ người đi trước; đồng thời, tôn vinh và tri ân công lao khai sáng, truyền dạy nghề nghiệp cho người dân. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Cùng với đó là biểu dương lực lượng làng nghề, lịch sử văn hóa, tiềm năng kinh tế của các làng nghề truyền thống. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Qua đó, khơi dậy niềm tự hào về các làng nghề, ngành nghề truyền thống, đồng thời khích lệ các làng nghề với niềm tự hào về Tổ nghề, về quê hương, hăng say lao động, sáng tạo mà lớp lớp các thế hệ cha ông truyền lại cho hôm nay và mãi mãi mai sau. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Được biết, Lễ rước Tổ nghề huy động khoảng 1.000 người dân, thợ giỏi và nghệ nhân của 3 làng nghề. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Riêng làng lụa Vạn Phúc huy động tới 400 người dân, thợ giỏi và nghệ nhân tham gia Lễ rước Tổ nghề. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Lễ rước Tổ nghề thực sự đã mang đến rất nhiều xúc cảm, trải nghiệm đáng nhớ cho người dân và du khách. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Bên cạnh Lễ rước Tổ nghề, tại Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội – Việt Nam 2016 còn có nhiều hoạt động khác thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Con đường gốm sứ thu hút du khách. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Thao diễn làm quạt. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Khu trưng bày, thao diễn làm đèn lồng. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Hoạt động trò chơi dân gian thu hút giới trẻ. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Mặc dù thời tiết ngày 1/10 khá nắng, nóng nhưng vẫn có rất đông người dân và du khách đến Liên hoan tham quan, trải nghiệm, mua sắm. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Theo nhận định của nhiều người, Liên hoan năm nay được tổ chức quy mô, bài bản hơn hản những năm trước. Đặc biệt, chiều sâu văn hóa được thể hiện đậm nét, giúp người dân và du khách thêm hiểu, thêm yêu các giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Tin rằng, sau Liên hoan, sẽ có thêm nhiều người dân và du khách đến tham gia các tour, tuyến du lịch làng nghề truyền thống. Ảnh: Hồng Hạnh. |