“Trấn tây thần chủ” đất Thăng Long

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Khi Xuân về, cùng với mọi miền đất nước, Thăng Long vào mùa lễ hội. Và chính lễ hội đã tạo nên không gian địa văn hóa thấm đậm chất kinh kỳ cổ kính.

KTĐT - Khi Xuân về, cùng với mọi miền đất nước, Thăng Long vào mùa lễ hội. Và chính lễ hội đã tạo nên không gian địa văn hóa thấm đậm chất kinh kỳ cổ kính.

Trong số đó, lễ hội Linh Lang gắn liền với truyền thuyết về người anh hùng có công giúp vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống xâm lăng, hai thế kỷ sau lại hiển linh giúp vua Trần đánh giặc Nguyên Mông là lễ hội mang nét độc đáo của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.


Linh Lang, nhân vật truyền thuyết mang đậm giá trị văn hóa lịch sử, là vị thành hoàng và “tối linh thượng đẳng phúc thần”. Chỉ riêng ở Hà Nội cũ đã có tới 34 xã, phường thờ và mở hội Linh Lang, tập trung vào khoảng thời gian từ mồng
6 tháng giêng đến 13 tháng 2 âm lịch. Kể về truyền thuyết liên quan đến đức thánh Linh Lang, theo Thạc sỹ Hoa Hữu Vân (Bộ VH, TT & DL): “Từ nguồn thần tước, ngọc phả, hiện có 72 bản từ nguồn thần tích, ngọc phả còn nguồn dân gian truyền miệng được tập hợp và đã xuất bản thì có 16 bản kể về đức thánh Linh Lang”. Là truyền thuyết dân gian nên chuyện về Linh Lang cũng mang những đặc trưng của chuyện kể truyền miệng. Tuynhiên, phần lớn các bản đều thống nhất cho rằng, Linh Lang là hoàng tử đời Lý, được sinh ra một cách kỳ lạ: Mẹ Linh Lang mang thai do nằm mộng thấy “người cao 9 thước mặc áo xanh, tay cầm cờ vàng tự xưng là “Thiên Đế sư” báo sẽ cho Thuỷ thần đầu thai” hoặc “Một lần Cảo Nương (mẹ Linh Lang) ra hồ Tây tắm, bỗng có một con rồng lao tới phun nước thơm vào người, về nhà bà mang thai”… Ngay khi còn rất nhỏ tuổi, hoàng tử đã ba lần cưỡi voi ra trận đánh tan giăc ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Lần thứ nhất đánh giặc Chiêm Thành (1044), lần thứ hai đánh giặc Trinh Vĩnh (1069) còn lần thứ ba đánh giặc Tống (1077). Và đặc biệt hoàng tử cũng có công hoá phép làm mưa, giải trừ đại hạn, cứu cho mùa màng tươi tốt. Có công lớn như vậy nhưng hoàng tử không nhận phần thưởng của vua ban, ít lâu sau bị bệnh rồi hoá thành con giao long dài trăm trượng chui xuống hồ Tây. Nhân dân lập đền thờ Linh Lang Đại Vương, các triều vua sắc phong là: Thượng đẳng thần; Thượng đẳng tối linh thần; Nam thiên thượng đẳng thần; Trấn Tây thần chủ, thờ ở đền Voi Phục – Thủ Lệ (Cùng với Trấn Đông thần chủ thờ ở đền Bạch Mã - Phố Hàng Buồm; Trấn Bắc thần chủ thờ ở đền Quán Thánh; Trấn Nam thần chủ thờ ở đình Kim Liên tạo nên “Thăng Long tứ trấn”). Nhiều nhà nghiên cứu đã xếp Linh Lang là một trong những vị thành hoàng của Thăng Long-Hà Nội.


Lễ hội Linh Lang được tổ chức tại 34 n

ơi. Riêng vùng phía Tây Thăng Long có tới 12 nơi và phần lớn nơi thờ đều tọa sát mép nước và có hướng chính quay ra hồ. Phải chăng điều đó phù hợp với cội nguồn Linh Lang là con của thần Rắn, Rồng (Giao Long) và nghi lễ thờ cúng Linh Lang bắt nguồn từ nghi lễ nông nghiệp lúa nước?


Lễ hội Linh Lang tập trung chủ yếu vào tháng hai âm lịch.

Ngay từ những ngày đầu tháng, các làng đã rộn ràng không khí chuẩn bị. Thường các làng thờ đức Linh Lang, nhất là 12 làng khu vực Tây trấn mở hội đan xen nhau, cách nhau một hai ngày. Vào dịp này, khắp cả khu vực phía Tây Thăng Long đầy màu sắc của những lá cờ hội. Cờ đại được treo sớm ở trước cửa đình, cửa đền. Cờ ngũ sắc được cắm trước ngày khai lễ hội dọc các ngả đường dẫn tới nơi mở hội. Đây là nét độc đáo của lễ hội Linh Lang trong không khí chung của lễ hội Thăng Long - Hà Nội.


Lễ hội Linh Lang vùng ven hồ Tây mang những nét riêng so với lễ hội của nhiều vùng ở đồng bằng Bắc bộ. Đó là việc tổ chức lễ hội vừa mang nét lễ thức cung đình bài bản, từ đồ thờ đến đồ rước tế đều vừa tinh xảo, lộng lẫy… lại vừa mang phong cách lễ thức phong tục dân gian của vùng kinh kỳ văn hiến, thanh lịch. Trong lễ hội thì phần lễ đậm hơn phần hội. Và ở phần hội các trò chơi cũng mang dáng vẻ thanh tao trí tuệ như: cờ người, tổ tôm điếm, chọi gà, đi cầu noi, đập niêu đất, hát dân ca...Xuân này- Xuân thứ một ngàn của Thăng Long, kể đôi nét về truyền thuyết và lễ hội của Trấn Tây thần chủ Thăng Long - Đức thánh Linh Lang - Tối linh thượng đẳng phúc thần, chúng tôi muốn dâng lên tiên tổ một nét tâm nhang thành kính, đồng thời giới thiệu một góc nhìn văn hóa Thăng Long.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần