Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trao giải cuộc thi vẽ tranh về chiến thắng Điện Biên Phủ, đường Hồ Chí Minh

Kinhtedothi - Các cuộc thi do Cục Văn hóa Cơ sở phát động từ ngày 24/10 đến hết ngày 10/12/2023 với mục đích truyền tải những thông điệp về tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của hai sự kiện này...

Ngày 17/4, Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác Tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959-19/5/2024) - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.

Các cuộc thi do Cục Văn hóa Cơ sở phát động từ ngày 24/10 đến hết ngày 10/12/2023 với mục đích truyền tải những thông điệp về tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của hai sự kiện này, qua đó tôn vinh và tri ân công lao to lớn của những người anh hùng đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia.

Kết thúc cuộc thi, Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn 70 tác phẩm tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, trong đó có 16 giải: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 10 giải Khuyến khích và 1 giải Phong trào.

Theo đó, giải Nhất thuộc về tác giả Đỗ Như Điềm (Thái Bình) với tác phẩm "Tất cả cho chiến dịch Điện Biên Phủ."

Tác phẩm của tác giả Đỗ Như Điềm (Thái Bình) giành giải Nhất.

Hai giải Nhì thuộc về tác giả Đỗ Như Điềm với tác phẩm "Điện Biên Phủ, Chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc Việt Nam" và tác giả Nguyễn Duy Thành (Hà Nội) với tác phẩm "Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bác bảo thắng là thắng."

Đối với tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn 65 tác phẩm trưng bày triển lãm, trao 17 giải thưởng: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích và 1 giải Phong trào.

Giải Nhất được trao cho tác giả Phạm Bình Định (Hà Nội) với tác phẩm "Chào em cô gái mở đường."

Hai giải Nhì được trao cho tác giả Nguyễn Công Quang (Hà Nội) với tác phẩm "Con đường huyền thoại" và tác giả Nguyễn Duy Thành (Hà Nội) với tác phẩm "Soi cho ta đi đánh trận trường kỳ."

Giải Nhất được trao cho tác giả Phạm Bình Định (Hà Nội).

Đánh giá về cuộc thi, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở Nguyễn Quốc Huy cho biết, các tác phẩm tranh cổ động được tuyển chọn trưng bày triển lãm và đạt giải thưởng đã thể hiện rõ nội dung tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật. Thông qua ngôn ngữ và hình ảnh, màu sắc, các tác phẩm đã chuyển tải ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ cũng như của đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở Nguyễn Quốc Huy cho biết: "Năm tháng trôi qua, nhưng kỳ tích về Chiến thắng Điện Biên Phủ - đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh mãi là niềm tự hào dân tộc. Tầm vóc to lớn và những bài học quý báu của các sự kiện không chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà còn có giá trị thiết thực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay."

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Rộn ràng Lễ hội Tiên La

Rộn ràng Lễ hội Tiên La

07 Apr, 08:35 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7 đến 11/4/2025 (tức ngày 10 đến 14/3 âm lịch), Lễ hội Tiên La - một trong những lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Thái Bình - chính thức diễn ra tại cụm di tích đền Tiên La, xã Đoan Hùng và xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà. Lễ hội tưởng niệm 1.982 năm ngày mất của Đông Nhung Đại tướng Vũ Thị Thục - nữ danh tướng thời Hai Bà Trưng.

Lễ hội bơi Đăm - nơi bảo tồn văn hóa truyền thống mảnh đất nghìn năm văn hiến

Lễ hội bơi Đăm - nơi bảo tồn văn hóa truyền thống mảnh đất nghìn năm văn hiến

07 Apr, 05:57 PM

Kinhtedothi - Từ xa xưa, dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”; “Làng Đăm có hội bơi thuyền/Có lò đánh vật, có miền trồng hoa”.... Câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn hướng về nguồn cội mỗi dịp tháng Ba về.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ