Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trao máy ảnh, giúp người dân kể chuyện về di sản Thành Nhà Hồ

Kinhtedothi - Dự án sẽ kết thúc vào tháng 12/2014, sau khi diễn ra trưng bày ảnh và các câu chuyện do người dân ghi lại bằng phương pháp Photovoice.
Nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia tích của cực của cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ các giá trị di sản văn hóa của Thành Nhà Hồ, từ tháng 6/2014, dự án "Xây dựng trưng bày dựa trên cộng đồng tại khu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ bằng phương pháp Photovoice” - trao máy ảnh cho người dân chụp ảnh và kể chuyện qua ảnh, sẽ được triển khai với sự tham gia của các thành viên cộng đồng xung quanh khu di sản. 

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ bảo tàng các khu Di sản thế giới tại Campuchia, Lào và Việt Nam” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc và Quỹ tín thác Nhật Bản. 

Dự án sẽ kết thúc vào tháng 12/2014, sau khi diễn ra trưng bày ảnh và các câu chuyện do người dân ghi lại bằng phương pháp Photovoice.
Cổng phía Nam Thành nhà Hồ. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Cổng phía Nam Thành nhà Hồ. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Ban đầu 8 hộ gia đình tiêu biểu sống xung quanh khu vực di sản thuộc 3 làng Xuân Giai, Tây Giai (xã Vĩnh Tiến) và Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa được dự án trang bị máy ảnh và tập huấn về phương pháp chụp ảnh để họ có thể ghi lại những hình ảnh, những đoạn video... liên quan đến những vấn đề của cuộc sống hàng ngày, về tình yêu di sản, những thách thức, khó khăn và cơ hội trong bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Thành Nhà Hồ.

Photovoice có thể được hiểu là tiếng nói của hình ảnh, là sự pha trộn giữa lời nói của người dân và những hình ảnh do chính họ chụp. Đây là một phương pháp được thiết kế để trao quyền cho chính các chủ thể văn hóa, tạo cho họ cơ hội để kể những câu chuyện của mình và có tiếng nói của mình. 

Ông Nguyễn Xuân Toán, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ cho biết: "Với cách làm trao máy ảnh cho người dân và kể chuyện qua ảnh, các chủ thể văn hóa - là người dân vùng di sản sẽ có thể tự do diễn tả những cảm xúc của họ. Họ đều là những nông dân thuần phác, chỉ quen với đồng ruộng và chưa từng cầm máy chụp ảnh nhưng họ đều là những người rất yêu mến, tự hào và mong muốn được giới thiệu di sản của quê hương tới đông đảo bạn bè trong và ngoài nước. Tình yêu ấy sẽ giúp họ có những bức ảnh, những đoạn video, clip chân thực nhất."

Cán bộ Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ, Văn phòng UNESCO Việt Nam tại Hà Nội sẽ tham gia chặt chẽ trong từng bước của dự án, với tư cách hướng dẫn, điều phối và hỗ trợ thành viên cộng đồng trong xây dựng chủ đề, biên tập tư liệu và hoàn thiện trưng bày. Qua đó sẽ nghiên cứu, tìm hiểu về những câu chuyện, suy nghĩ, nguyện vọng của cộng đồng địa phương trong mối quan hệ với sự bảo tồn và phát triển của di sản.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quy định mới về bán, thanh lý tài sản công

Quy định mới về bán, thanh lý tài sản công

09 Jul, 08:33 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 186/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, Nghị định quy định rõ về bán, thanh lý tài sản công.

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

09 Jul, 05:56 PM

Kinhtedothi - Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ