Theo bà, trẻ ở tuổi nào ăn dặm phù hợp, có nguyên tắc nào có thể áp dụng chung cho trẻ khi bước vào độ tuổi này?
- Nếu như trước đây, Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị thời gian ăn dặm cho trẻ từ 4 tháng, nhưng qua các nghiên cứu khoa học, độ tuổi phù hợp nhất là 6 tháng. Khi trẻ được 6 tháng, số lượng, chất lượng các chất cần thiết trong sữa mẹ không đủ cung cấp cho sự phát triển của cơ thể trẻ. Vì vậy, các bà mẹ nên cho trẻ ăn dặm với thành phần đủ 4 nhóm cơ bản: Chất tinh bột, đạm, chất béo, rau củ. Trẻ ăn đủ lượng và chất sẽ không bị thiếu dinh dưỡng nhưng vẫn tiếp tục bú mẹ và dùng sữa công thức sau 2 tuổi.Nếu ăn dặm quá sớm hay quá muộn sẽ ảnh hưởng gì tới sự phát triển của trẻ?- Sau 6 sáu tháng thì tốc độ phát triển của trẻ nhanh, yêu cầu năng lượng cao hơn. Lúc này, sữa mẹ không nhiều, năng lượng trong sữa chỉ khoảng 700kcal, trong khi đó, yêu cầu năng lượng của trẻ là 700 -900kcal nên cần phải bổ sung dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn dặm. Đồng thời, sau 6 tháng vi chất trong sữa mẹ sụt giảm, chẳng hạn sắt (vi chất tạo hồng cầu) sụt giảm gần một nửa, nếu trẻ chỉ bú mẹ sẽ thiếu máu, thiếu kẽm, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thể.
Những trường hợp này chúng tôi vẫn thường gặp khi phụ huynh đưa con đến khám tại Viện Dinh dưỡng. Còn nếu trẻ ăn dặm sớm hơn sẽ có nguy cơ giảm kháng thể tự nhiên vì không được bú mẹ hoàn toàn. Nếu mẹ không đủ sữa cho con bú hoặc mẹ phải đi làm sớm thì có thể khuyến nghị cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ thời điểm 4 tháng (chỉ trường hợp trẻ chậm lớn).
TS Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia |
Lưu ý khi dùng sữa cho trẻ, trẻ trên 1 tuổi, nếu sợ sữa công thức thì không nên bắt ép trẻ uống, tốt nhất cho bú mẹ, nếu mẹ ít sữa có thể cho uống sữa tươi. Với trẻ chậm lớn cần bổ sung thêm sữa bột công thức (sau khi cai sữa), nhưng khi trẻ sợ sữa công thức thì có thể thay thế bằng các chế phẩm khác. Với trẻ biếng ăn, cần thử nhiều loại thức ăn khác nhau để biết được vị của trẻ thích.Có một thực tế mà nhiều bậc phụ huynh hay than phiền, đó là tình trạng trẻ biếng ăn ngày một gia tăng, nguyên nhân do đâu, thưa bà?- Tỷ lệ trẻ biếng ăn đang tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, trong khi trước đây hầu như không gặp vấn đề biếng ăn. Từ năm 2010 trở lại đây, xu hướng biếng ăn tăng lên không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Như ở Mỹ, tỷ lệ trẻ biếng ăn khoảng 30%, tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể, nhưng tại Viện Dinh dưỡng, số trẻ được gia đình đưa đến khám vì lý do biếng ăn chiếm tới 60 - 70%, nhưng thực tế chỉ 40% biếng ăn, số còn lại do gia đình lầm tưởng, nhồi nhét quá nhiều thức ăn khiến trẻ sợ ăn, gọi là biếng ăn tâm lý.
Quá trình bú mẹ đến ăn dặm là cả quá trình thay đổi, phụ huynh không nên nhồi nhét, ép con ăn sẽ khiến con sợ ăn. Bên cạnh đó, cần tôn trọng ý thích của trẻ, cần tập cho trẻ vui vẻ trong bữa ăn, không được dọa nạt, đánh trẻ tạo tâm lý sợ hãi và khiến trẻ càng biếng ăn hơn. Phụ huynh không cần thiết phải ép trẻ ăn quá nhiều, nếu sức khỏe vẫn tốt, không nên quá đề cao vấn đề cân nặng.Khi thấy trẻ biếng ăn, nhiều bà mẹ tự mua các loại men tiêu hóa cho con dùng nhằm kích thích trẻ ăn ngon miệng, theo bà có nên không?- Men tiêu hóa được bác sĩ kê đơn khi xác định trẻ thiếu men tiêu hóa, hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn ở trẻ kém hấp thu, biếng ăn. Trẻ mới ốm dậy, thể lực yếu, hệ tiêu hóa chưa tiết men đầy đủ cũng là đối tượng nên dùng để giúp cơ thể hồi phục nhanh, nhưng chỉ được dùng trong một khoảng thời gian nhất định.
Không nên sử dụng men tiêu hóa lâu ngày vì có thể làm giảm sự bài tiết enzym tự nhiên của cơ thể, khiến cơ thể phụ thuộc vào nguồn enzym cung cấp từ ngoài vào. Phụ huynh không nên tự ý cho trẻ dùng men tiêu hóa khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.Xin cảm ơn bà!