Theo các chuyên gia y tế, lâu nay, phần lớn người bệnh khi bước chân vào bệnh viện chỉ chú ý tới việc dùng thuốc trị bệnh và hỗ trợ sức khỏe mà ít quan tâm đến dùng dinh dưỡng bổ sung. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng các loại tân dược sẽ gây hại với sức khỏe người bệnh.
Theo bác sĩ Đinh Thị Kim Liên (Bệnh viện Bạch Mai), các nghiên cứu và thực tế tại Việt Nam gần đây cho thấy, số bệnh nhân đang điều trị nội trú có tình trạng suy dinh dưỡng hiện đang chiếm tỷ lệ khá cao. Thống kê của bác sĩ Nguyễn Hữu Toản (Bệnh viện Chợ Rẩy – TP Hồ Chí Minh) cho thấy, có tới 80% bệnh nhân duy dinh dưỡng khi nằm viện. Trung bình cứ 3 người nhập viện có ít nhất một người suy dinh dưỡng. Trong điều trị, không ít bệnh nhân tử vong không phải do bệnh tật mà vì suy kiệt, thiếu dinh dưỡng.
Thực tế cho thấy, thiếu hụt dinh dưỡng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng khả năng xảy ra biến chứng do suy giảm miễn dịch, suy giảm sức đề kháng, tăng chi phí điều trị cho bệnh bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết bệnh nhân nhập viện đều không được chú ý nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Chỉ một số trường hợp bệnh nặng mới được mời hội chẩn dinh dưỡng. Và hiện cả nước có rất nhiều bệnh viện tỉnh không có khoa dinh dưỡng.
Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, trong những năm gần đây, việc nhiều nước đã quan tâm hơn đến vấn đề dinh dưỡng trong điều trị. Đây được coi là một xu thế mới hình thành trên cơ sở lựa chọn một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giữ gìn sức khỏe. Mỗi nhóm bệnh, tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân đòi hỏi phải có một thực đơn dinh dưỡng riêng.
Các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc chia sẻ về việc sử dụng dinh dưỡng hỗ trợ điều trị
|