Trao tiền hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh. Ảnh: Chiến Công |
Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã có Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020 về việc thực hiện các biện pháp và chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Từ nay đến cuối năm còn chưa đầy 2 tháng, TP Hà Nội sẽ triển khai 2 Nghị quyết và Quyết định này như thế nào, thưa ông?- Ngay sau khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 154 và Quyết định 32, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã phối hợp với Sở Tài chính và một số sở, ngành có liên quan tham mưu cho UBND TP các văn bản để ban hành thực hiện. Trong Nghị quyết 154 của Chính phủ lần này về hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, có một số nội dung căn bản được sửa đổi, bổ sung. Thứ nhất, Nghị quyết 154 bổ sung thêm một đối tượng người lao động được hỗ trợ đó là giáo viên từ cấp mầm non cho tới THPT dạy trong các trường tư thục hoặc những trường công lập tự chủ chi thường xuyên. Thời gian hỗ trợ từ 1/4/2020 đến hết 30/7/2020, tối đa không quá 3 tháng. Mỗi một tháng là căn cứ vào tình hình, đối tượng giáo viên này sẽ được hỗ trợ 1.800.000 đồng/người/tháng.Từ tháng 4, 5/2020, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội rà soát lao động là giáo viên trong các trường tư thục, trường công lập tự chủ chi thường xuyên. Số liệu thống kê chưa đầy đủ, toàn TP Hà Nội có hơn 11.000 người giáo viên thuộc đối tượng được hỗ trợ.Theo Nghị quyết 154 và Quyết định 32, các DN, cơ sở giáo dục sẽ được giảm các điều kiện như thế nào?- Nghị quyết 154 đã hạ thấp điều kiện để cho DN, cơ sở giáo dục được vay vốn trả lương cho người lao động. Theo đó, DN chỉ giảm 20% doanh thu là tiêu chí, điều kiện để người lao động được hỗ trợ. Ngoài ra, trong Quyết định 32 còn có những điều kiện khác giảm hơn so với Quyết định 15/2020 trước đây.Tuyên truyền sâu rộng về chính sách hỗ trợLàm thế nào để DN và người lao động được tiếp cận nhanh nhất để thụ hưởng gói hỗ trợ này?- TP Hà Nội đã giao Sở LĐTB&XH chậm nhất ngày 5/11/2020 sẽ trình UBND TP để ban hành các văn bản thực hiện Nghị quyết 154 của Chính phủ cũng như Quyết định 32 của Thủ tướng. Đồng thời, khi TP Hà Nội triển khai thực hiện, một mặt chúng tôi rất mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình thông tin tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho mọi người dân, DN, tổ chức, cá nhân biết được về chính sách này. Mặt khác, chúng tôi triển khai sâu rộng tới các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và thậm chí tới tận các thôn, tổ dân phố. Qua đó để người dân nắm rõ về chính sách mới bổ sung đối tượng, mức hưởng bao nhiêu, điều kiện hưởng và thủ tục được hưởng, làm tại đâu. Có như thế mới đúng đối tượng được tiếp cận một cách nhanh nhất.Tới đây, việc thống kê các đối tượng được hỗ trợ sẽ được thực hiện ra sao, liệu TP Hà Nội có rút ngắn thời gian thực hiện so với quy định của Chính phủ?- Người lao động là giáo viên được hỗ trợ không khác đối tượng người có công với cách mạng bởi phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã đã có danh sách quản lý cũng như nắm được trên địa bàn có bao nhiêu trường ngoài công lập nên rà soát rất nhanh. Như vậy phòng GD&ĐT và phòng LĐTB&XH các quận, huyện, thị xã sẽ phối hợp với nhau thực hiện. Trong đó, phòng LĐTB&XH là cơ quan thường trực tiếp nhận hồ sơ để chi trả cho người lao động, còn phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm thông tin về số lượng và đối tượng.Về thời gian hiện nay, chúng tôi tham mưu TP Hà Nội sẽ xem xét rút ngắn hơn so với quy định trong Quyết định 32; ví dụ như khi tiếp nhận hồ sơ trong vòng bao nhiêu ngày thì cấp nào phải giải quyết ngay. Chúng tôi cũng tham mưu cho TP Hà Nội ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp quận, huyện phê duyệt danh sách hỗ trợ này để các đối tượng được thụ hưởng nhanh hơn.Xin cảm ơn ông!