Sửa Luật Viễn thông:

Trợ lực phát triển kinh tế số, xã hội số

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau hơn 13 năm thi hành, Luật Viễn thông sẽ được sửa đổi nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện các cam kết quốc tế và bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật.

Cần thiết Luật Viễn thông mới

Nói về việc xây dự án Luật Viễn thông sửa đổi, Bộ TT&TT khẳng định đây là điều rất cần thiết. Với Luật Viễn thông đã ra đời tự tận năm 2009 nhưng đã có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về viễn thông ở nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa. 

Luật Viễn thông 2009 và các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thị trường, sau hơn 12 năm áp dụng. 

Luật Viễn thông sửa đổi sẽ được sửa đổi nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Luật Viễn thông sửa đổi sẽ được sửa đổi nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

Tuy nhiên bộ Luật này vẫn còn những vấn đề vướng mắc về thể chế, lỗ hổng chính sách, bất cập trong các quy định và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động viễn thông gây hạn chế quá trình phát triển.

Do đó, việc  sửa đổi Luật sẽ giúp thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của luật với hệ thống pháp luật, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đồng thời, bổ sung quy định đối với các nội dung mới, phù hợp với xu thế phát triển viễn thông, xu thế hội tụ, hình thành hạ tầng số - hạ tầng của nền kinh tế số.

Được biết, Dự thảo Viễn thông sửa đổi đã đệ trình lên Quốc hội gồm: 10 chương, 74 điều, quy định về hoạt động viễn thông, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông; quản lý nhà nước về viễn thông.

Theo dự kiến, Luật Viễn thông mới này sẽ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động viễn thông tại Việt Nam.

Hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu theo quy định

Nói về Dự án Luật Viễn thông sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho rằng việc này phù hợp với Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII trong đó khẳng định hạ tầng số là thiết yếu, bảo đảm an toàn thông tin mạng là then chốt, ưu tiên đầu tư phát triển nhanh, đi trước một bước và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Theo ông Lê Quang Huy, hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Qua rà soát, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng báo cáo đánh giá tác động của các chính sách cơ bản đã đáp ứng theo quy định của Điều 35 Luật Ban hành VBQPPL.

Việc xây dựng dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.
Việc xây dựng dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Tới thời điểm hiện tại, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát Dự thảo Luật và các Luật khác có liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông lĩnh vực tư pháp… để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Đồng thời, đề nghị Bộ TT&T tiếp tục bổ sung thông tin trong quá trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật.

Không chỉ có vậy, Ủy ban cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa dự thảo Luật này với các dự thảo luật khác đang được trình Quốc hội xem xét, thông qua, như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi)...

Ông Lê Quang Huy cho rằng, phần lớn các nội dung của dự thảo Luật phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn việc quy định tại khoản 3 Điều 47 dự thảo Luật có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ TT&TT có thể chưa bảo đảm nguyên tắc loại bỏ các yêu cầu phê duyệt đối với kết nối mạng viễn thông dùng riêng theo quy định của Hiệp định CPTPP và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên.

Do đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật để bảo đảm tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần